Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm?

Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm?

Căn cứ vào điểm b, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, công chức thuộc đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp. Việc công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm pháp luật.

Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng được thành lập một cách phổ biến và rộng rãi, nhiều người thắc mắc rằng “công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp có vi phạm pháp luật không?”, để giải đáp thắc mắc này Chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm?

Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

  1. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  3. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  4. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

  1. e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  1. g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, căn cứ vào điểm b, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, công chức thuộc đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp. Việc công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm pháp luật.

Công chức nhà nước là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, công chức trong bộ máy nhà nước bao gồm:

+ Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước;

+ Công chức trong bộ, cơ quan ngang bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;

+ Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện;

+ Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân;

+ Công chức trong hệ thống viện kiểm sát nhân dân;

+ Công chức trong cơ quan, đơn vị của quân đội nhân dân và công an nhân dân;

+ Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập;

– Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

+ Trưởng công an;

+ Chỉ huy trưởng quân sự;

+ Văn phòng – thống kê;

+ Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

+ Tài chính – kế toán;

+ Tư pháp – hộ tịch;

+ Văn hóa – xã hội.

Tại sao công chức nhà nước không được thành lập doanh nghiệp?

Thứ nhất, công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, công chức giữ vai trò quản lý Nhà nước trong ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Nếu như công chức vừa giữ vai trò quản lý nhà nước vừa là chủ thể thành lập, quản lý doanh nghiệp sẽ có thể dẫn đến những sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh. Việc quy định công chức nhà nước không được thành lập doanh nghiệp nhằm ngăn chặn những sai phạm và tình trạng tham nhũng có thể xảy ra khi công chức thành lập doanh nghiệp.

Thứ hai, công chức vừa đồng thời giữ vai trò quản lý nhà nước, vừa đồng thời là người thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, dễ biến doanh nghiệp trở thành “sân sau” của mình để thu lợi bất chính.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề “Công chức nhà nước tự thành lập doanh nghiệp là vi phạm”. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

->>> Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập công ty tnhh

->>> Tham khảo thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

->>> Tham khảo thêm: Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!