Các Quy Định Về Luật Đăng Ký Nhãn Hiệu Mới Nhất
Nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng lại có giá trị đặc biệt lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Nhãn hiệu có những lợi ích lớn nên việc đăng ký nhãn hiệu cần được hướng dẫn và quy định rõ ràng, do đó các quy định về luật đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể trong rất nhiều văn bản khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề trong quá trình đăng ký như: chủ đơn, thời hạn sử dụng văn bằng. Để nắm rõ các quy định về đăng ký nhãn hiệu, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 6557 để được Luật Hoàng Phi tư vấn các vấn đề như:
- Tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cần đăng ký trước khi nộp đơn;
- Đại diện cho khách hàng, chủ đơn là người nước ngoài trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Hướng dẫn thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ;
- Hướng dẫn thủ tục hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Quyền đăng ký nhãn hiệu của chủ đơn
Theo các quy định về luật đăng ký nhãn hiệu, cụ thể là Điều 87 luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định các chủ thể sau đây được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
- Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
- Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói trên;
- Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
- Quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kể cả đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Cách đăng ký và kết quả nhận được khi đăng ký nhãn hiệu
Khi cá nhân/tổ chức đủ điều kiện để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thì có thể nộp đơn qua các hình thức như: nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc chi nhánh văn phòng đại diện; nộp đơn qua đường bưu điện; nộp đơn thông qua đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp.
Sau khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì chủ đơn sẽ nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay còn được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”. Quy định về thời hạn văn bằng bảo hộ, luật đăng ký nhãn hiệu cụ thể là Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu này sẽ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.
Khi khách hàng gặp khó khăn liên quan đến đăng ký nhãn hiệu, Luật Hoàng Phi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.
- đăng ký thương hiệu độc quyền
- đăng ký logo độc quyền
- đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- đăng ký bản quyền âm nhạc