Các Nhóm Đăng Ký Nhãn Hiệu Cần Biết Khi Kê Tờ Khai
Cũng giống như ngành nghề đăng ký kinh doanh, nhãn hiệu phải được sử dụng cho các sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào đó. Phân chia các nhóm đăng ký nhãn hiệu là một trong những yêu cầu mà chủ thể nộp đơn phải khai báo trong tờ khai.
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu việc phân loại các nhóm đăng ký có vai trò vô cùng quan trọng. Nó quyết định rất lớn đến việc Cục Sở hữu trí tuệ có cấp văn bằng bảo hộ cho cá nhân, tổ chức hay không. Để tránh những sai sót không đáng có xảy ra, chủ sở hữu nhãn hiệu khi nộp hồ sơ đăng ký, cần phải chú ý tới một số nội dung cơ bản liên quan tới các nhóm đăng ký nhãn hiệu dưới đây.
Tại sao phải phân các nhóm đăng ký nhãn hiệu?
Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 thì “Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người này với hàng hóa dịch vụ của người khác”. Do vậy việc phân các nhóm đăng ký nhãn hiệu nhằm:
– Đảm bảo nhãn hiệu phải sử dụng hoặc gắn liền với các hàng hóa, dịch vụ cụ thể chứ không phải dùng lung tung, không chính xác.
– Là căn cứ để tính lệ phí đăng ký nhãn hiệu vì theo quy định lệ phí đăng ký phải nộp sẽ căn cứ vào số lượng nhóm sản phẩm, nhóm dịch vụ và số lượng sản phẩm, dịch vụ trong mỗi nhóm.
– Là quy định trong tờ khai đăng ký, bắt buộc người nộp đơn phải điền thông tin đầy đủ.
Bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu (NICE 11)
Hiện tại để phân chia các nhóm đăng ký nhãn hiệu phải dựa theo quy định tại bảng phân loại Nice 11 phiên bản 2018 do Cục SHTT trí tuệ ban hành theo đó:
– Bảng phân loại Nice chia thành 45 nhóm:
Từ nhóm 01 đến nhóm 34 là các hàng hóa;
Từ nhóm 35 đến 45 là các nhóm dịch vụ.
– Về nguyên tắc phân chia nhóm căn cứ vào:
Đối với hàng hóa
– Trước hết là căn cứ vào chức năng hoặc mục đích của sản phẩm có được nêu trong tiêu đề của nhóm nào hay không;
– Sản phẩm có nhiều mục đích sử dụng: phân loại vào tất cả các nhóm tương thích về chức năng hoặc công dụng;
– Nguyên vật liệu thô, chưa chế biến hoặc, về nguyên tắc được phân loại phụ thuộc vào vật liệu tạo nên chúng:
– Hàng hóa là một bộ phận của một sản phẩm khác (Hàng hóa đó không được sử dụng cho một mục đích khác): Được phân cùng nhóm với sản phẩm đó;
– Khi một sản phẩm (hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh): được phân loại theo chất liệu chủ yếu làm nên nó;
– Hàng hóa là một bộ phận của sản phẩm khác: Được phân cùng nhóm với sản phẩm đó nếu hàng hóa đó không được sử dụng cho mục đích khác;
– Đối với hộp dùng đựng một loại sản phẩm thì về nguyên tắc được phân loại cùng nhóm với sản phẩm đó;
Đối với dịch vụ
– Trước hết việc phân loại sẽ dựa vào ngành hoạt động được chỉ rõ trong tiêu đề của các nhóm dịch vụ, nếu không có thì phân loại theo một dịch vụ tương tự trong nhóm theo vần chữ cái;
– Thứ hai là đối với các dịch vụ cho thuê được phân cùng một nhóm với dịch vụ được cung cấp bởi phương tiện cho thuê;
– Đối với dịch vụ tư vấn, thông tin được phân loại cùng nhóm dịch vụ tương tự ứng với lĩnh vực tư vấn, thông tin.
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu uy tín
Để xác định các nhóm đăng ký nhãn hiệu không phải dễ dàng, mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bài viết mà Luật Hoàng Phi đưa ra ở trên chỉ mang tính chất tham khảo trên lý thuyết. Thực tiễn khi xác định cũng như điền thông tin vào tờ khai đăng ký nhãn hiệu quý khách hàng rất hay nhầm lẫn, dẫn đến hồ sơ phải sửa đổi nhiều lần làm lãng phí thời gian, công sức và cả tiền bạc.
Do vậy Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói. Tất cả mọi công việc về soạn hồ sơ, điền thông tin tờ khai, xác định và phân loại các nhóm hàng hóa, dịch vụ dự định đăng ký… chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng giải quyết hết. Việc của quý khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và nhận kết quả.
Mọi thắc mắc liên quan đến các nhóm đăng ký nhãn hiệu và báo giá dịch vụ, vui lòng liên hệ:
– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.589.688
– Điện thoại: 024.628.528.39 (HN) – 028.73.090.686 (HCM)
– Email: lienhe@luathoangphi.vn
Các dịch vụ khác: