Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Các loại báo cáo văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cần nộp?

Các loại báo cáo văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cần nộp?

Các vi phạm trong hoạt động của các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 67, 69 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Hiện nay, do cơ chế hành chính đang được cải cách theo hướng tinh giảm, rút gọn để thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài, nên có rất nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh công ty nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.

Các văn phòng đại diện, chi nhánh này phải đảm bảo việc hoạt động của mình tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, Các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo hoạt động để đảm bảo chế độ quản lý nhà nước với các đối tượng nêu trên.

Vậy các loại báo cáo văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cần nộp là? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau.

Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài bao gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 7, Nghị định số 07/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quy định thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi đáp ứng các điều kiện sau:

Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

Thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài bao gồm những bước nào?

Quy trình xin giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Thương nhân nước ngoài chuẩn bị thông tin, tài liệu thực hiện cho việc thành lập văn phòng đại diện.

Thương nhân chuẩn bị đầy đủ những tài tài liệu, hồ sơ cho việc thực hiện thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài như đã được nêu ra ở trên.

Bước 2: Soạn thảo và hộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty tới sở công thương.

Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Công thương tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp qua đường bưu điện, công văn hành chính; hoặc qua mạng điện tử.

Bước 3: Sở Công thương thẩm định hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan Thuế; Cơ quan Thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công thương phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 4: Thương nhân nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng đại diện.

Sau khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân đăng ký.

Bước 5: Nộp thông báo hoạt động văn phòng đại diện công ty nước ngoài.

Sau khi được cấp Giấy phép thành lập, Văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Mục IV Thông tư 11/2016/TT-BCT.

Chế độ báo cáo hoạt động văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, Văn phòng đại diện có trách nhiệm gửi báo cáo theo mẫu của Bộ Công Thương về hoạt động của mình trong năm trước đó qua đường bưu điện tới Sở Công Thương;

Văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, nếu có thay đổi về nhân sự được tuyển dụng làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải gửi báo cáo kèm theo bản sao những tài liệu có liên quan đến cơ quan cấp Giấy phép.

Mẫu Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo Mẫu BC-1; Mẫu Báo cáo hoạt động của Chi nhánh theo Mẫu BC-2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BCT

Các vi phạm trong hoạt động của các văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 67, 69 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Các loại báo cáo văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cần nộp? Khách hàng có vướng mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ.

->>>>> Tham khảo thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh

->>>>> Tham khảo thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!