Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Tin Tức Đời Sống Pháp Luật » Bộ LĐTBXH lý giải việc tăng lương tối thiểu vùng 2021

Bộ LĐTBXH lý giải việc tăng lương tối thiểu vùng 2021

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề nghị xem xét không tăng lương tối thiểu năm 2017, đồng thời cho phép giãn thời gian tăng lương tối thiểu lên 2-3 năm một lần và điều chỉnh lại mức đóng các khoản bảo hiểm phù hợp cho người lao động.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản qua Hệ

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề nghị xem xét không tăng lương tối thiểu năm 2017, đồng thời cho phép giãn thời gian tăng lương tối thiểu lên 2-3 năm một lần và điều chỉnh lại mức đóng các khoản bảo hiểm phù hợp cho người lao động.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng TTĐT Chính phủ như sau:

Nội dung kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phân tích, tổng hợp và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 70/TTr-BLĐTBXH ngày 30/9/2016.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 1/1/2017.

Mức lương tối thiểu theo Nghị định số 153/2016/NĐ-CP nêu trên (tăng từ 180.000 đồng đến 250.000 đồng so với hiện hành năm 2016, mức bình quân tăng 7,3% là mức điều chỉnh tăng thấp nhất trong 5 năm gần đây) được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2016 dự kiến khoảng 4,5-5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 2-2,5% để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động.

1

 

Đồng thời, điều chỉnh này đã tính đến các tác động về việc làm, thất nghiệp, điều kiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh năm 2016 thực hiện Luật BHXH đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trên cả mức lương và phụ cấp lương.

Mặt khác, mức điều chỉnh này dựa trên khuyến nghị của Hội đồng tiền lương Quốc gia sau khi phân tích, trao đổi và thương lượng giữa các bên trong 3 phiên họp và cơ bản đã được sự đồng thuận của các thành viên đại diện của các bên trong Hội đồng và trong quá trình lấy ý kiến các thành viên Chính phủ đều thống nhất với mức điều chỉnh này.

Trong quá trình thực hiện Nghị định số 153/2016/NĐ-CP nêu trên, nếu gặp khó khăn đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam có ý kiến đề xuất để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Chính phủ biện pháp tháo gỡ cụ thể.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!