Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Hỏi đáp » Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất

Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất

Mã ngành nghề kinh doanh là một dãy ký tự đã được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể, mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được hiển thị bằng 01 dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã số ngành từ cấp 1 đến cấp 5.

Mã ngành nghề là một thông tin quan trọng của doanh nghiệp, là thành phần không thể thiếu khi các cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp để theo đó doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh ngành nghề một cách hợp pháp.

Do đó, các cá nhân, tổ chức cần phải tra cứu mã ngành nghề thật chính xác khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Để giúp quý độc giả nắm được cách tra cứu mã ngành nghề, qua bài viết Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất, Luật sư Doanh nghiệp xin gửi những thông tin vô cùng hữu ích

Mã ngành nghề kinh doanh là gì?

Mã ngành nghề kinh doanh là một dãy ký tự đã được mã hóa để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thể, mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được hiển thị bằng 01 dãy gồm 6 ký tự thể hiện mã số ngành từ cấp 1 đến cấp 5, được thể hiện như sau:

– Mã ngành nghề cấp 1: Được thể hiện bằng 01 chữ cái từ A đến U thể hiện lĩnh vực kinh doanh.

– Mã ngành nghề cấp 2: Được thể hiện bằng 02 chữ số sau vị trí cấp 1.

– Mã ngành nghề cấp 3: Được thể hiện bằng 01 chữ số sau vị trí cấp 1 và cấp 2.

– Mã ngành nghề cấp 4: Được thể hiện bằng 01 chữ số thể hiện sau vị trí cấp 2 và cấp 3.

– Mã ngành nghề cấp 5: Được thể hiện bằng 01 chữ số sau vị trí cấp 1,2,3 và 4.

->>> Tham khảo thêm : thay đổi đăng ký kinh doanh

Quy định pháp luật về mã ngành nghề kinh doanh

Để có thêm thông tin về Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất , chúng tôi xin lưu ý một số quy định pháp luật hiện hành về mã ngành nghề kinh doanh.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, các ngành nghề được phân loại thành: các ngành nghề kinh doanh có điều kiện; các ngành nghề pháp luật cấm được Chính phủ có quy định cụ thể danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh không thuộc 2 loại trên. Theo đó, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn kinh doanh các ngành nghề để thành lập doanh nghiệp và các ngành nghề đó phải không thuộc ngành nghề cấm kinh doanh.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để được kinh doanh thì các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định mà đặc thù ngành nghề đó yêu cầu nhất định phải có. Nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mỗi một ngành nghề kinh doanh được mã hóa bằng một mã số khác nhau, do vậy khi cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh theo mã ngành nghề nào thì doanh nghiệp chỉ được hoạt động trong ngành nghề đó.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp mới thành lập hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh đều phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp có phải ghi mã ngành nghề kinh doanh không?

Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp như sau:

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, khi các cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh thì phải kê khai đầy đủ thông tin về mã ngành nghề theo đúng danh mục theo quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Các bước tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu doanh nghiệp vẫn phải kê khai về ngành nghề kinh doanh và mã của ngành nghề này. Để có mã ngành nghề kinh doanh, cá nhân, tổ chức thì cần phải tiến hành tra cứu qua hệ thống quản lý mã ngành nghề kinh doanh. Các cá nhân, tổ chức có thể tra cứu mã ngành nghề kinh doanh theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào Cổng thông tin quốc gia về quản lý mã ngành nghề theo địa chỉ trang web: http://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Bước 2: Quý vị lựa chọn vào phần “hỗ trợ” sau đó click và “tra cứu ngành, nghề kinh doanh”. Sau đó, màn hình sẽ hiển thị ra bảng danh mục ngành, nghề kinh doanh theo quy định.

Bước 3: Sau đó, quý vị có thể bấm “Ctrl + F” và gõ ngành nghề kinh doanh của mình để tra cứu mã. Lúc này, hệ thống sẽ trả kết quả tìm kiếm tại giao diện màn hình

Ví dụ về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề kinh doanh mà việc thực hiện đầu tư kinh doanh phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề này chính là điều kiện đặc thù của ngành nghề đó nhất định phải có như: các giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề của chủ sở hữu doanh nghiệp, chứng chỉ hành nghề đối với một số chức danh quản lý, điều kiện về giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, điều kiện về vốn pháp định hoặc một số yêu cầu khác.

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hiện hành có tất cả 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật sư Doanh nghiệp xin đưa ra một số ví dụ điển hình về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các điều kiện cụ thể như sau:

– Hành nghề luật sư, khi thành lập công ty luật hay văn phòng luật cần phải đáp ứng các điều kiện: Có chứng chỉ hành nghề luật sư (Thẻ Luật sư) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp; phải có ít nhất 02 năm hành nghề liên tục.

– Ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn điều tra, đánh giá đất phải đáp ứng các điều kiện như là: Có ít nhất 05 cá nhân đủ điều kiện hành nghề: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai; có thời gian công tác từ 36 tháng trở lên trong lĩnh vực quản lý đất đai, khoa học đất, thổ nhưỡng, môi trường và các chuyên ngành khác. Tổ chức thực hiện phân tích mẫu đất phải có phòng phân tích đất có giấy chứng do cơ quan có thẩm cấp.

Ngành nghề môi giới bất động sản bao gồm các điều kiện: Doanh nghiệp phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; không được đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh bất động sản.

Qua bài viết Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất Quý vị còn thắc mắc cần được hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay Công Ty Luật Hoàng Phi chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất qua hotline 0981.378.999.

->>> Tham khảo thêm : thành lập địa điểm kinh doanh

->>> Tham khảo thêm : thành lập văn phòng đại diện

->>> Tham khảo thêm : thay đổi người đại diện theo pháp luật

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!