Hợp tác xã là gì? Ưu điểm và nhược điểm của hợp tác xã
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập, thuộc quyền sở hữu và điều hành của chủ sở hữu là một nhóm các cá nhân có chung lợi ích với nhau, hợp tác xã có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp chứng nhận thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hợp tác xã là một trong những mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn áp dụng hiện nay. Vậy hợp tác xã là gì? Ưu điểm và nhược điểm của hợp tác xã như thế nào? Luật sư Doanh nghiệp sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp Quý vị giải đáp được những thắc mắc trên qua bài viết này. Mời Quý vị theo dõi:
Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập, thuộc quyền sở hữu và điều hành của chủ sở hữu là một nhóm các cá nhân có chung lợi ích với nhau, hợp tác xã có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp chứng nhận thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trong hợp tác xã thì phải có ít nhất là 7 thành viên tự nguyên thành lập và cùng nhau hợp tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những nhu cầu, mục đích chung của các chủ thể.
Thành viên tham gia vào hợp tác xã có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình nhưng trong một số trường hợp thì cũng có thể là pháp nhân khi đáp ứng được những điều kiện cơ bản do pháp luật Hợp tác xã quy định.
Hợp tác xã có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp chứng nhận thành lập, hoạt động dựa trên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình dựa trên nguyên tắc quan trọng nhất là dân chủ và bình đẳng.
Trên đây là thông tin giúp Quý vị hiểu rõ hơn về khái niệm hợp tác xã. Để giải đáp hoàn toàn thắc mắc: hợp tác xã là gì? Ưu điểm và nhược điểm của hợp tác xã như thế nào? Quý vị hãy tiếp tục theo dõi các nội dung tiếp theo của bài viết.
Đặc điểm hợp tác xã?
Thứ nhất: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là cá nhân hoặc tổ chức.
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được tổ chức và hoạt động trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất và tài sản. Trong hợp tác xã có sự liên kết rộng rãi của những người lao động, của các hộ thành viên, của các nhà đầu tư, của các doanh nghiệp nhỏ và vừa….thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
Ngoài các thành viên là cá nhân, các hộ gia đình, các tổ chức, thì hợp tác xã có thể kết nạp thêm thành viên mới. Trong trường hợp này, các hộ gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ cử ra người làm đại diện thể hiện nguyện vọng và tiếng nói của họ trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của hợp tác xã.
Thứ hai: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc.
Tính xã hội và nhân văn được thể hiện trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, đó là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ.
Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã khoog chỉ vì kinh tế và lợi nhuận mà còn là việc cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao trình độ văn hóa và năng lực, trình độ của các thành viên, là việc bảo đảm an sinh xã hội của các thành viên.
Thứ ba: Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế đáp ứng được bốn dấu hiệu để trở thành pháp nhân do Luật Dân sự quy định. Tư cách pháp nhân của hợp tác xã sẽ bắt đầu từ thời điểm hợp tác xã đăng kí kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận thành lập.
Tư cách thành viên trong hợp tác xã không được quyết định bởi quy mô, độ lớn của số vốn mà các thành viên góp mà bởi chính bản thân của thành viên đó.
Dù số vốn góp là ít hay nhiều thì mỗi thành viên cũng chỉ được sở hữu một phiếu biểu quyết. Trong hợp tác xã cũng có một loại tài sản đặc biệt, đó là tài sản thuộc quyền sở hữu tập thể và không được chia.
Thứ tư: Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Hợp tác xã có quyền chủ động trong việc huy động vốn, kết nạp, khai trừ thành viên, tự chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn và tài sản của hợp tác xã.
Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có thể giúp đỡ, hỗ trợ cho hợp tác xã về vật chất và tinh thần nhưng không chịu trách nhiệm thay cho hợp tác xã.
Thứ năm: Hợp tác xã thực hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
Thứ sáu: Hợp tác xã được hưởng các chính sách bảo đảm, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước.
Vì là một tổ chức kinh tế có tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Mục đích và sứ mạng của hợp tác xã là giúp đỡ, hỗ trợ cho những người lao động, các hộ gia đinh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn về kinh tế, nên nahf nước đã áp dụng các chính sách đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã có cơ hội được thành lập và phát triển.
Ưu điểm và nhược điểm hợp tác xã?
Cũng giống như những loại hình công ty khác, hợp tác xã cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định, cụ thể như sau:
Ưu điểm của hợp tác xã:
– Không bị giới hạn bởi chủ thể tham gia nên hợp tác xã đã thu hút được nhiều thành viên tham gia, tạo điều kiện cho việc sản xuất, kinh doanh của các cá thể riêng lẻ;
– Nguyên tắc chính của hợp tác xã là dân chủm bình đăng, do vậy các thành viên có quyền biểu quyết, đưa ra quyết định các vấn đề quan trọng của hợp tác xã như nhau mà không bị ảnh hưởng bởi số vốn góp;
– Các thành viên tham gia vào hợp tác xã chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn đã góp vào hợp tác xã, điều kiện đã giúp cho các thành viên trong hợp tác xã yên tâm công tác.
Nhược điểm của hợp tác xã:
– Gặp phải sự hạn chế khi không nhiều chủ thể tham gia góp vốn nguyên nhân xuất phát từ việc hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng;
– Do không có giới hận về số lượng thành viên tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành của hợp tác xã gặp rất nhiều các khó khăn, bất tiện.
Ngoài những thắc mắc như: hợp tác xã là gì? Ưu điểm và nhược điểm của hợp tác xã như thế nào? Quý vị cần hỗ trợ thêm thông tin khi đăng ký kinh doanh, hãy liên hệ Luật sư Doanh nghiệp để được hỗ trợ theo số 0981.378.999, trân trọng!