Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Hỏi đáp » Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh?

Mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập đều cần phải chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục để có thể doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách hợp pháp.

Qua bài viết này, Luật sư Doanh nghiệp sẽ giải đáp tới Quý vị các thắc mắc: Giấy phép kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? Mời Quý vị đón đọc bài viết.

Giấy phép kinh doanh là gì?

Mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập đều cần phải chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục để có thể doanh nghiệp có thể kinh doanh một cách hợp pháp. Trong đó, giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ không thể thiếu đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Giấy phép kinh doanh là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Đây là điều kiện cần và đủ để các cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành nghề có điều kiện nhất định được phép kinh doanh những ngành nghề đó mottj cách hợp pháp.

Giấy phép kinh doanh cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước có thể quản lý tốt trật tự xã hội về điều kiện về ngành nghề kinh doanh một cách dễ dàng và hiệu quả hơn

Bên cạnh những vái trò quan trọng trên thì Giấy phép kinh doanh còn giúp ích cho Doanh nghiệp những nội dung sau:

– Việc được cấp giấy phép kinh doanh thể hiện tính hợp pháp của ngành nghề kinh doanh có điều kiện, và được nhà nước cho phép hoạt động và bảo hộ. Đây là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần để thuận tiện cho việc kinh doanh những ngành nghề có điều kiện;

– Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ được cấp khi doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện. Khi mua bán hàng hóa bằng đường vận chuyển quốc tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, để xuất hóa đơn đỏ thì cũng cần phải có giấy phép kinh doanh;

– Giấy phép kinh doanh thể hiện doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, khẳng định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hợp pháp. Từ đó việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận tiện hơn

– Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh cũng tạo nên niềm tin cho khách hàng, đối tác. Thúc đẩy sự hợp tác, mở rộng thị trường, tạo tiền để phát triển cho doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi của nhà nước như hỗ trợ vay vốn nếu như có Giấy phép kinh doanh

Đặc điểm giấy phép kinh doanh?

Ngoài việc giải đáp giấy phép kinh doanh là gì? Chúng tôi xin lưu ý các đặc điểm của giấy phép kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau:

– Giấy phép kinh doanh là giấy tờ bắt buộc phải có để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp;

– Là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp kinh doanh nghành nghề, bao gồm cả những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng sẽ được kinh doanh một cách đúng quy định của pháp luật;

– Giất phép kinh doanh là một chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, chứng minh rằng doanh nghiệp đó có dduer điều kiện để kinh doanh những ngành nghề nhất định, là cơ sở để nhà nước dễ dàng hơn trong công tác giám sát, quản lý các hoạt động, ngành nghề kinh doanh, nhất là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

Khi cần xin giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp sẽ phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy phép kinh doanh, cụ thể là Sở kế hoạc và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nếu doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh thì chủ thể đăng ký sẽ nộp hồ sơ tại tại phòng chuyên môn của UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào?

Thủ tục đăng ký Giấy phép của từng doanh nghiệp sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ khác nhau để được cấp Giấy phép kinh doanh. Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp quy định gồm các loại hình công ty sau:

– Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Công ty cổ phần.

Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân.

Mặc dù loại hình công ty khác nhau, nhưng thủ tục đăng ký kinh doanh là giống nhau và được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Lựa chọn hình thức doanh nghiệp

Lựa chọn hình thức doanh nghiệp là bước đầu tiên và rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần hồ sơ, quá trình hoạt động và quá trình phát triển xuyên suốt của doanh nghiệp. Vì thế, lựa chọn hình thức doanh nghiệp sẽ rất quan trọng và cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.

Bước 2: Đặt tên và xác định trụ sở cho doanh nghiệp

Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật quy định về điều kiện đặt tên công ty. Việc đặt tên công ty phải đảm bảo không được trùng, không tương tự và không gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác đã đăng ký.

Địa chỉ trụ sở công ty phải rõ ràng, không là tòa nhà có chức năng để ở trừ trường hợp là tầng trệt hoặc tòa nhà mục đích thương mại.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh

Tùy từng loại hình doanh nghiệp, chủ thể sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ với những thành phần khác nhau theo quy định trong Luật Doanh nghiệp và Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục và nhận kết quả

Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ chủ động thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, chủ thể đăng ký cần phải theo dõi để chỉnh sửa bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu.

Sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc từ khi đủ hồ sơ hợp lệ, chủ thể sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

Lưu ý:

Trên đây là thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay, tuy nhiên với một số lĩnh vực đăng ký, thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh có nhiều điểm khác biệt so với thủ tục chung nên Quý vị cần tham khảo kỹ quy định pháp luật chuyên ngành.

Ngoài những thắc như giấy phép kinh doanh là gì? Quý vị còn thắc mắc khác vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ theo số 0981.378.999.

>>>>> Tham khảo: Tra cứu giấy phép kinh doanh

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!