Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Để thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các chủ sở hữu công ty cần tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp trước.

Các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc cần phải đảm bảo các yêu cầu về điều kiện theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp này được thành lập và hoạt động dựa trên các quy định của pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trong bài viết này, Luật sư Doanh nghiệp xin giới thiệu thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động tới Quý vị hỗ trợ giải đáp thắc mắc của mình khi tham gia thủ tục.

Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Để thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các chủ sở hữu công ty cần tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp trước. Tùy vào từng mục đích cũng như vốn điều lệ hiện có mà chủ sở hữu sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Tuy nhiên về cơ bản hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách các thành viên hoặc cổ đông của công ty (nếu có);

– Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau:

+ Thẻ căn cước công dân/giấy chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên;

+ Quyết định thành lập hoặc các giấy tờ tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền. Đồng thời các giấy tờ, tài liệu xác minh thông tin cá nhân người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

– Bản sao Quyết định thành lập công ty, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các tài liệu tương đương khác;

– Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ rồi nộp tới cơ quan chức năng phụ trách và tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ thực hiện thủ tục này thành công sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó các chủ thể cần tiến hành thực hiện một số thủ tục để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động như:

+ Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh;

+ Khắc dấu và thông báo mẫu dấu theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp phép doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp có ngành nghề xuất khẩu lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định pháp luật có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Chính vì thế chỉ có tổ chức, cá nhân Việt Nam mới có thể kinh doanh ngành dịch vụ này.

Dịch vụ xuất khẩu lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chính vì thế khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần đảm bảo các quy định của pháp luật như sau:

– Có đề án hoạt động xuất khẩu lao động đi tìm công việc ở các quốc gia ngoài nước;

– Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người nước ngoài đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Nếu doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì cần phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

– Người lãnh đạo điều hành hoạt động xuất khẩu lao động phải có trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế;

– Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ, mức tiền này là 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng);

– Là doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các cá nhân, tổ chức Việt Nam.

– Vốn điều lệ của doanh nghiệp ít nhất là 5.000.000.000 đồng (5 tỷ đồng).

Hồ sơ xin cấp phép doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Sau khi xem xét các điều kiện cấp phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động của doanh nghiệp các chủ thể chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy phép bao gồm các tài liệu sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng từ gốc để đối chiếu;

– Giấy tờ chứng minh đủ vốn pháp định theo quy định;

– Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;

– Thông tin của đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ được chuẩn bị và nộp tới Cục quản lý lao động ngoài nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Sau khi được cấp giấy phép hoạt động thì thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động mới được coi là thành công và bắt đầu đi vào hoạt động.

Thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động bởi Luật sư Doanh nghiệp

Luật sư Doanh nghiệp mang trong mình vốn kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu năm trong các vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp trên cả nước. Chúng tôi được biết đến với gói dịch vụ đa dạng, chuyên viên nhiệt tình và đặc biệt là kết quả thành công ngoài mong đợi.

Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải, chúng tôi có cung cấp dịch vụ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động trọn gói với mong muốn tối ưu hóa chi phí, công sức và thời gian khách hàng bỏ ra.

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị hiểu hơn về thủ tục này. Luật sư Doanh nghiệp xin tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ dịch vụ thông qua hotline 0981.378.999.

Tham khảo thêm : thay đổi đăng ký kinh doanh

Tham khảo thêm : thành lập công ty tnhh

Tham khảo thêm : thành lập công ty cổ phần

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!