Thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Trước khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp cần tìm địa điểm để hoạt động chế biến thực phẩm, đảm bảo nơi đó cần phải có địa chỉ cụ thể rõ ràng từ số nhà, ngõ, phố, đường, xã/phường, quận/ huyện, tỉnh.
Hiện nay, một số thực phẩm cần qua công đoạn chế biến để chuyển tới người tiêu dùng như cá, con mực, tôm, rau củ quả,…. Kéo theo đó là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm được đăng ký thành lập tăng lên. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm như thế nào? Kinh nghiệm để mở doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần lưu ý những gì? Mã ngành nghề chế biến thực phẩm được quy định như thế nào?
Trong nội dung bài viết này, Luật sư Doanh nghiệp sẽ cùng quý vị tìm hiểu các quy định liên quan để tìm ra lời giải đáp các câu hỏi trên.
Mã ngành nghề chế biến thực phẩm
Trước khi thực hiện chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần tìm hiểu về mã ngành nghề chế biến thực phẩm, mời quý vị tham khảo về nội dung này:
– Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt: 1010
– Chế biến, bảo quản thủy sản, các sản phẩm từ thủy sản: 1020
– Chế biến, bảo quản rau quả: 1030
– Sản xuất dầu, mỡ động vật, thực vật: 1040
– Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa: 1050
– Xay xát và sản xuất bột thô: 1061
– Sản xuất tinh bột, các sản phẩm từ tinh bột: 1062
– Sản xuất các loại bánh từ bột: 1071
– Sản xuất đường: 1072
– Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo: 1073
– Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự: 1074
– Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn: 1075
– Sản xuất thực phẩm khác: 1079
Kinh nghiệm mở doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Tổng hợp từ giải quyết những hồ sơ, giấy tờ dịch vụ chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm mở doanh nghiệp chế biến thực phẩm như sau:
– Trước khi tiến hành chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp cần tìm địa điểm để hoạt động chế biến thực phẩm, đảm bảo nơi đó cần phải có địa chỉ cụ thể rõ ràng từ số nhà, ngõ, phố, đường, xã/phường, quận/ huyện, tỉnh.
– Tiếp đó, khi thành lập thì phần vốn cũng rất quan trọng, trong quy định thì cần chú ý những loại vốn điều lệ, vốn ký quỹ, vốn pháp định tùy thuộc vào từng ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh
– Đối với người đại diện theo pháp luật mặc dù pháp luật chưa có quy định nào cụ thể nêu rõ trường hợp này nhưng cơ bản thì người đại diện cần có đủ kinh nghiệm để đảm nhiệm vị trí này, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
– Về hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, nội dung cần đúng, đầy đủ, chính xác.
– Kinh doanh chế biến thực phẩm có rất nhiều ngành nghề khác nhau, theo đó mà trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cần xác định được mã ngành cụ thể (khách hàng có thể tham khảo trong nội dung trên của bài viết này)
– Đối với chế biến thực phẩm cần có những yêu cầu về chất lượng thực phẩm, nguồn gốc cũng như đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản thực phẩm trong quá trình chế biến.
– Cần lưu ý về việc xin giấy phép đủ điều kiện chế biến thực phẩm sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới chính thức đi vào hoạt động
– Hiện đăng ký kinh doanh thì việc lựa chọn một loại hình phù hợp với khả năng về vốn, quy mô chế biến, số lượng nhân công,… cũng là một điều rất quan trọng, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân,…
– Khi đã được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần lưu ý về việc hoàn tất vốn điều lệ mà các chủ thể đã cam kết góp trong thời hạn là 90 ngày kể từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Ở một số thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh thành khác đã hỗ trợ việc nộp hồ sơ qua mạng, cho nên cần lưu ý việc mua chữ ký số để thực hiện khai báo và đóng thuế trên hệ thống qua mạng.
– Ngoài các lưu ý trên, thì một số thủ tục như mở tài khoản ngân hàng và thông báo tới cơ quan có thẩm quyền, phát hành hóa đơn và in hóa đơn,treo biển tại nơi đăng ký kinh doanh,… cũng cần phải thực hiện hoàn tất
Quy trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Quy trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm diễn ra các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết
Hồ sơ, bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Điều lệ của công ty
– Danh sách các cổ đông nếu là công ty cổ phần, danh sách các thành viên nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn
– Bản sao các giấy tờ về căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu công dân còn giá trị hiệu lực của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.
– Bản sao các giấy tờ về căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu công dân còn giá trị hiệu lực của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc là giấy tờ khác có giá trị thay thế
– Giấy ủy quyền nếu chủ thể ủy quyền cho đơn vị khác thực hiện các thủ tục đăng ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới sở kế hoạch và đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả cho chủ thể giấy hẹn đến để nhận kết quả
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp nhận kết quả sẽ có phát sinh:
– Hồ sơ không hợp lệ yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin, giấy tờ
– Hồ sơ đã hợp lệ trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần công bố thông tin về doanh nghiệp trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
Bước 5: Khắc con dấu và công bố mẫu con dấu
Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh chủ thể ngoài công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp cần phải tiến hành khắc con dấu đồng thời công bố mẫu dấu
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan về thành lập doanh nghiệp chế biến thực phẩm. Mọi vấn đề còn vướng mắc hoặc quý vị có nhu cầu muốn hỗ trợ về dịch vụ này vui lòng liên hệ qua hotline 0981 378 999 để được tư vấn.
Trân trọng cảm ơn vì đã tham khảo bài viết này!
Tham khảo thêm : thay đổi đăng ký kinh doanh
Tham khảo thêm : thành lập công ty tnhh
Tham khảo thêm : thành lập công ty cổ phần