Đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm đã qua chế biến
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm đã qua chế biến rất quan trọng, cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Thực phẩm đã qua chế biến là việc mà các nhà sản xuất tiến hành sơ chế, chế biến từ các nguyên liệu tươi sống thành các nguyên liệu thực phẩm, hoặc sản phẩm thực phẩm.
Việc này giúp thực phẩm có thể bảo quản được lâu hơn, nâng tầm giá trị của thực phẩm lên cao hơn, do đó ngày càng có nhiều đơn vị thực hiện công việc này.
Chính vì vậy việc đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm đã qua chế biến rất quan trọng. Để hiểu được việc đăng ký này là gì? Quá trình thẩm định đơn diễn ra trong bao lâu? Phân nhóm cho thực phẩm đã qua chế biến? Quý khách hàng đừng bỏ lỡ những chia sẻ dưới đây.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm đã qua chế biên là gì?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm đã qua chế biến là việc làm vô cùng quan trọng để các bên cung cấp thực phẩm đã qua chế biến được sử dụng thương hiệu độc quyền của mình trong thời hạn 10 năm liên tiếp và có thể thực hiện gia hạn.
Việc đăng ký thương hiệu không phải là thủ tục bắt buộc tuy nhiên để đảm bảo về quyền lợi cho chủ sở hữu thương hiệu thì đây là một việc làm vô cùng cần thiết.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công, chủ sở hữu thương hiệu sẽ được sử dụng độc quyền thương hiệu đó trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào được phép xâm phạm, sao chép thương hiệu đó.
Một thương hiệu thực phẩm đã qua chế biến phải đảm bảo về các yếu tố về tên thương hiệu, hình ảnh bên ngoài của bao bì, logo thương hiệu, dấu hiệu phân biệt với các thương hiệu khác.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm đã qua chế biến
– Đăng ký thương hiệu thực phẩm đã qua chế biến cần chuẩn bị bộ hồ sơ với các giấy tờ như sau:
Tài liệu, mẫu vật, danh mục hàng hóa sử dụng thương hiệu.
Có văn bản nêu rõ về tính chất, chất lượng đăng trưng của sản phầm mang thương hiệu.
+ Văn bản ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền cho Luật Hoàng Phi nộp đơn.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng mình người có quyền đăng ký.
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên.
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí cho cơ quan thẩm quyền với trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản.
– Đơn đăng ký thương hiệu phải đáp ứng những yêu cầu về mặt hình thức:
+ Các tài liệu, văn bản phải được trình bày hoặc dịch ra tiếng Việt.
+ Các tài liệu đều phải trình bày theo chiều dọc, trên khổ giấy A4.
+ Các tài liệu, mẫu vật, bắt buộc phải tuân thủ theo mẫu theo quy định.
+ Các trang tài liệu phải được đánh số thứ tự.
+ Văn bản phải được đánh máy rõ ràng, không được tẩy xóa, nếu phải tẩy xóa phải có chữ ký xác nhận.
+ Mọi thuật ngữ, ký hiệu phải theo quy định của Việt Nam.
+ Danh mục thực phẩm đã qua chế biến phải phân loại theo hệ thống trong Thỏa ước Ni-xơ do Cục sở hữu trí tuệ công bố.
Thực phẩm đã qua chế biến thuộc nhóm 29 bao gồm: Thịt, cá, gia cầm (được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín), thịt nguội, dăm bông, lạp xưởng, xúc xích, giò, chả, thịt chân giò muối, pa tê gan, khô gà.
Thẩm định đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trong bao lâu?
Việc thẩm định đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu thường kéo dài khá lâu, thực tế có thể lên đến 20-24 tháng.
Quy trình thẩm định đơn theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thì thời gian thẩm định diễn ra trong khoảng thời gian như sau:
– Về thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu từ 1-2 tháng.
– Công bố đơn đăng ký trên Công báo sở hữu công nghiệp là 1 tháng.
– Thực hiện thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu khoảng 09 tháng.
– Thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu từ 1-2 tháng
Thực tế khoảng thời gian thẩm định đơn diễn ra lâu như vậy là do các yêu tố:
Đơn đăng ký để bảo hộ thương hiệu trong nước ngày càng tăng lên.
Đội ngũ chuyên viên thực hiện công việc thẩm định đơn còn hạn chế, dẫn đến quá tải đơn.
Việc thẩm định đơn phải trải qua nhiều quy trình khác nhau.
Trong quá trình thẩm định cần thực hiện thay đổi, bổ sung đơn đăng ký, từ chối đơn đăng ký.
Nên sử dụng dịch vụ hay trực tiếp thực hiện nộp đơn đăng ký bảo hộ?
Quá trình từ lúc nộp hồ sơ đăng ký đến khi nhận được văn bằng bảo hộ thông thường kéo dài trong khoảng hơn 20 tháng do vậy, các chủ thể khi thực hiện đăng ký bảo hộ có thể cân nhắc tự thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ.
– Với những ai quyết định tự thực hiện đăng ký bảo hộ cần chuẩn bị cho mình về các kiến thức pháp luật khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu.
+ Thực hiện chọn thương hiệu không trùng lặp gây nhầm lẫn với các thương hiệu khác.
+ Tra cứu khả năng bảo hộ thương hiệu, đảm bảo việc đăng ký thương hiệu thành công.
+ Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ như chúng tôi trình bày ở trên đến nộp tại cơ quan có thẩm quyền.
+ Chuẩn bị thời gian, công sức, sẵn sàng làm việc với cơ quan nhà nước khi cần.
– Với trường hợp quý khách hàng chưa nắm rõ những vấn đề đó hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi, đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam.
+ Đến với Luật Hoàng Phi quý khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn, hỗ trợ thực hiện dịch vụ với mức giá vô cùng hợp lý.
+ Chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu khả năng bảo hộ, soạn thảo hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước khi có các vấn đề phát sinh.
+ Luật Hoàng Phi chắc chắn sẽ là nơi giúp quý khách hàng giảm nhẹ nỗi lo về thủ tục hành chính khi đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Chính vì vậy đừng băn khoăn hãy liên hệ Luật Hoàng Phi 0981.378.999 để được giải đáp thắc mắc và thực hiện dịch vụ về đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm đã qua chế biến.