Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ sở hữu trí tuệ » Điều Kiện Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam

Điều Kiện Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam

Để đơn đăng ký văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận, một trong những yếu tố quan trọng mà chủ sở hữu nhãn hiệu cần hết sức quan tâm, chú ý là điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Không thể phủ nhận việc đăng ký nhãn hiệu có vai trò ngày càng quan trọng, nhãn hiệu là sản phẩm vô hình của doanh nghiệp, một khi nhãn hiệu được bảo vệ sẽ là cơ sở để gây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên toàn thị trường. Tuy nhiên để xác định một nhãn hiệu như thế nào sẽ đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu thì không phải chủ sở hữu nhãn hiệu nào cũng biết, dẫn đến việc nhận định sai lầm là nhãn hiệu nào cũng có thể đăng ký từ đó hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên tục bị từ chối. Chính vì vậy hiểu thế nào về điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là cơ sở để đảm bảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đảm bảo thành công.

Điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện quy định tại Điều 72 Luật SHTT 2005 theo đó:

Thứ nhất: Nhãn hiệu cần đăng ký phải hội tụ 2 yếu tố

+ Là các dấu hiệu có thể nhìn thấy được: Điều này có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng qua quan sát, nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hoá, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn.

+ Là các dấu hiệu cụ thể được xem xét là nhãn hiệu được tồn tại dưới dạng chữ cái, từ, ngữ, hình ảnh, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiên bằng một hay nhiều màu sắc.

Trong đó yếu tố màu sắc là không thể thiếu được đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi ưu điểm gây ấn tượng đối với thị giác con người, qua đó nó giúp cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình.

Lưu ý: Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kì, quốc huy của các nước; biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Thứ hai: Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật SHTT 2005 thì “ Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thảnh từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tổ kết hợp thành một tổng thê dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”. Theo đó “Yếu tố” sẽ gắn liền đối với một nhãn hiệu, nhãn hiệu dễ nhận biết, dễ ghi nhớ thì phải bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức, tạo nên ấn tượng có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiềm thức của con người. Giúp con người có thể phân biệt dễ dàng nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác

Lưu ý: Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó bao gồm: Các hình và hình hình học đơn giản không có khả năng phân biệt và gây ấn tượng cho thị giác như các hình hoặc quá phức tạp gồm nhiều đường nét rắc rối hoặc quá đơn giản như hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn… thường dùng trong toán học không được cách điệu hay được thể hiện thông qua các màu sắc độc đáo.

Các chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngón ngữ không thông dụng. Tức là ngôn ngữ đó không được phổ biến, không xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Chủ yếu các ngôn ngữ được sử dụng phổ biêến bao gồm: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc.

Vậy để hạn chế tình trạng nhãn hiệu không đáp ứng những điều kiện trên phải làm như thế nào?

Có thể thấy rằng việc đăng ký nhãn hiệu đã khó, nhận định đúng nhãn hiệu dự định đăng ký có đáp ứng điều kiện hay không lại càng xác định khó hơn. Chính vì vậy hãy đến với dịch vụ của Luật Hoàng Phi, chúng tôi cam kết sẽ giải quyết toàn bộ những khó khăn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu của quý khách hàng.

Đối với việc xác định điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam chúng tôi sẽ tận tình giải quyết những công việc sau cho quý khách hàng:

– Công ty sẽ hỗ trợ khách hàng tra cứu miễn phí sơ bộ nhãn hiệu. Đánh giá sơ bộ về nhãn hiệu dự định đăng ký để xác định phương án nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Tư vấn các dấu hiệu tương tự, trùng lặp, gây nhầm lẫn dẫn tới nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ;

– Tư vấn xác định nhóm, phân nhóm cho nhãn hiệu để tránh bị từ chối về mặt hình thức, nội dung trong quá trình xét nghiệm đơn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Tư vấn phương án sửa đổi đăng ký nhãn hiệu để có khả năng đăng ký cấp văn bằng cho chủ sở hữu;

– Thiết kế lại nhãn hiệu để đáp ứng điều kiện bảo hộ;

– Đại diện cho khách hàng soạn thảo hồ sơ, nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu tri tuệ;

– Cập nhật quá trình thẩm định hồ sơ, xử lý vấn đề phát sinh và thông báo cho quý khách hàng;

– Nhận kết quả và bàn giao trực tiếp cho quý khách hàng.

Khách hàng quan tâm về điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!