Pháp Luật Việt Nam Có Bắt Buộc Đăng Ký Nhãn Hiệu Không?
Việc đăng ký nhãn hiệu giúp cho chủ sở hữu là các cá nhân, tổ chức được sử dụng độc quyền nhãn hiệu đã bảo hộ. Đồng thời thông qua việc làm này còn giúp chống lại mọi hành vi xâm quyền bất hợp pháp đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ bởi pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì không bắt buộc đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức đang kinh doanh có ý định xây dựng một thương hiệu bền vững, không bị xâm phạm thì việc đăng ký nhãn hiệu là điều hết sức cần thiết và mang nhiều ý nghĩa.
Nhãn hiệu được hiểu như thế nào?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, được nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, tạo ra sự độc quyền cho chủ sở hữu nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân, nhãn hiệu được pháp luật bảo vệ. Chủ sở hữu có quyền sử dụng và chuyển nhượng nhãn hiệu, đồng thời sử dụng hình ảnh được bảo hộ trong các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, giúp người dùng nhận biết được sản phẩm, dịch vụ với đơn vị khác từ đó tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Pháp luật Việt Nam có bắt buộc đăng ký nhãn hiệu không?
Rõ ràng pháp luật hiện tại không bắt buộc cá nhân, doanh nghiệp khi sáng tạo ra một nhãn hiệu riêng phải tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Song dưới góc độ kiến thức và kinh nghiệm của mình, mặc dù pháp luật không bắt buộc đăng ký nhãn hiệu nhưng chúng tôi vẫn khuyến khích cá nhân, tổ chức nên chủ động thực hiện.
Luật Hoàng Phi sẽ đưa ra một số luận điểm cũng chính là các lý do mà doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình càng sớm càng tốt. Cụ thể các lý do mà doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu gồm có:
– Được pháp luật bảo vệ khi có xâm phạm
Quyền lợi đầu tiên của việc đăng ký nhãn hiệu chính là được pháp luật bảo vệ, giúp cá nhân, tổ chức khẳng định quyền sở hữu của mình đối với sản phẩm. Khi có bất kỳ đối tượng nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện để được luật pháp nhà nước bảo vệ.
– Dễ dàng quảng bá thương hiệu sản phẩm:
Trong các chiến dịch quảng bá và tiếp thị sản phẩm, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng tạo được lòng tin về thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng. Đồng thời, giúp đưa thương hiệu sản phẩm của bạn đến gần với người tiêu dùng không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế.
– Tránh khả năng nhầm lẫn:
Khi cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhãn hiệu thì bất kỳ một nhãn hiệu nào bị trùng lặp hoặc tương tự nhãn hiệu của bạn đăng ký về sau đều bị Luật Sở hữu trí tuệ từ chối hồ sơ đăng ký để tránh nhầm lẫn thương hiệu. Ngoài ra đăng ký nhãn hiệu để tránh người khác sử dụng, làm nhái sản phẩm, làm giảm uy tín thương hiệu của mình trên thị trường.
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu uy tín, đáng tin cậy
Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Sở hữu trí tuệ Hoàng Phi (hay còn gọi Luật Hoàng Phi) tự tin là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh và uy tín nhất hiện nay. Khi cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn chi tiết về việc có bắt buộc đăng ký nhãn hiệu hay không?
– Tư vấn, hướng dẫn sơ bộ về nhãn hiệu để cá nhân, tổ chức nắm được các nội dung quan trọng
– Tư vấn về các nhóm nhãn hiệu theo pháp luật
– Tư vấn cách tra cứu nhãn hiệu để xác định trùng lặp, tương tự…
– Tư vấn các tiền tố cần thiết để nhãn hiệu được cơ quan nhà nước chấp thuận
– Tư vấn các đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa
– Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
– In mẫu nhãn hiệu hàng hóa;
– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Cục SHTT Việt Nam trong vòng 05 ngày;
– Chuyển giao hồ sơ tờ khai có dấu nhận đơn của Cục SHTT Việt Nam cho doanh nghiệp;
– Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
Muốn yêu cầu dịch vụ của Luật Hoàng Phi phải làm những gì?
Trên đây là những tư vấn của Luật Hoàng Phi liên quan đến việc có bắt buộc đăng ký nhãn hiệu hay không, thủ tục quy trình mà cá nhân, tổ chức sẽ phải thực hiện khi có nhu cầu. Nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm hoặc muốn yêu cầu dịch vụ, cá nhân, tổ chức vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 0981.378.999 – 0961.589.688
– Hotline hỗ trợ dịch vụ ngoài giờ hành chính: 0981.378.999
– Tổng đài tư vấn quy trình, thủ tục, hồ sơ: 1900.6557
– Điện thoại tại Hà Nội: 024.62852839 – 024.39954438
Khi kinh doanh sản xuất, cá nhân, tổ chức còn phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý khác như đăng ký khuyến mại hay đăng ký mã vạch để phục vụ các chiến lược, kế hoạch đã đề ra.