Lệ Phí Đăng Ký Nhãn Hiệu Hàng Hoá Như Thế Nào?
Phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu phải chi trả
Mục đích của việc thu phí khi đăng ký nhãn hiệu là nhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ công ngoài khoản ngân sạch nhắc nước hỗ trợ trực tiếp.Vậy, phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được pháp luật quy định như thế nào? Công ty Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp vấn đề về phí đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho khách hàng.
1.Phí đăng ký nhãn hiệu được quy định tại văn bản nào?
– Mức thu phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Biểu mức thu phí đăng ký nhãn hiệu ban hành kèm theo thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức độ thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
-Cách thức nộp phí đăng ký nhãn hiệu:
+ Nộp tiền mặt trực tiếp cho tổ chức thu phí;
+ Qua dịch vụ bưu chính nộp phí gián tiếp cho tổ chức thu phí;
+ Chuyển khoản vào tài khoản của tổ chức thu phí;
2.Đăng ký nhãn hiệu bao gồm những loại phí nào?
Dưới đây là những khoản phí đăng ký nhãn hiệu chưa bao gồm lệ phí đăng ký mà chủ đơn phải nộp:
*Phí cố định
-Phí thẩm định về sở hữu công nghiệp: Phí thẩm định đơn đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm:550.000 đồng.
Nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
-Phí tra cứu thông tin về sở hữu công nghiệp: Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm 180.000 đồng. Nếu trên 6 sản phẩm phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng.
-Phí công bố, đăng bạ thông tin sở hữu công nghiệp
+Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.
+Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp :120.000 đồng.
-Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ cho 10 năm :700.000 đồng
*Phí phát sinh khi có yêu cầu.
+Nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên : Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗi đơn/yêu cầu) :600.000 đồng.
+Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc giải quyết khiếu nại và các công việc khác trong phạm vi trách nhiệm (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm có đến 6 sản phẩm): 180.000 đồng. Trên 6 sản phẩm nộp thêm 30.000 đồng/ sản phẩm.
=> Xem thêm : đăng ký nhãn hiệu độc quyền
3.Sự hỗ trợ của Luật Hoàng Phi trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Luật Hoàng Phi chuyên cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký nhãn hiệu nói riêng.
Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Luật Hoàng Phi, khách hàng không cần đi lại hay chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để đăng ký, khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin sau:
-Thông tin của chủ đơn đăng ký;
-Giấy ủy quyền;
-Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký( nếu đã có).
Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc sau khi nhận đầy đủ thông tin cần thiết từ khách hàng:
-Hỗ trợ khách hàng bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và các nước là thành viên của hệ thống Madrid( khi khách hàng có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa quốc tế);
-Giúp khách hàng thiết kế nhãn hiệu hàng hóa nếu khách hàng có nhu cầu;
-Đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-Thay mặt khách hàng làm việc trực tiếp với Cục Sở hữu trí tuệ trên cơ sở giấy ủy quyền;
-Đại diện khách hàng chuẩn bị hồ sơ đăng ký, trực tiếp ký đơn và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;
-Nắm bắt nội dung công việc, chủ động xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký nhãn hiệu;
-Nhận thông báo, công báo, công văn , giấy tờ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ.
-Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Mọi vấn đề thắc mắc về phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, quý khách có thể liên lạc với chúng tôi qua các cách thức sau:
-Tổng đài tư vấn :19006557
-Email : lienhe@luathoangphi.vn để được giải đáp nhanh nhất.
Các dịch vụ khác: