Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Thành lập Doanh nghiệp tại quận Bình Tân, Hồ Chí Minh

Thành lập Doanh nghiệp tại quận Bình Tân, Hồ Chí Minh

Luật Hoàng Phi thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và giải quyết các vướng mắc ((nếu có) trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước.

Quý độc giả đang có nhu cầu về thành lập doanh nghiệp tại quận Bình Tân, Hồ Chí Minh đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong nội dung bài viết này. Mời Quý vị theo dõi nội dung bài viết.

Vị trí địa lý quận Bình Tân

Quận Bình Tân được thành lập vào ngày 5 tháng 11 năm 2003 trên cơ sở tách 3 xã: Bình Hưng Hòa, Bình Trị Đông, Tân Tạo và thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.

Quận Bình Tân là một trong hai quận có diện tích lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là quận đông dân nhất thành phố. Phía đông giáp quận Tân Phú và Quận 6. Phía tây giáp huyện Bình Chánh. Phía nam giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh. Phía bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn. Quận có diện tích 52,02 km², dân số là 784.173 người, mật độ dân số đạt 15.074 người/km².

Địa hình quận Bình Tân thấp dần theo hướng đông bắc tây nam, được chia làm hai vùng là vùng cao dạng địa hình bào mòn sinh tụ, cao độ từ 3 – 4m, độ dốc 0 – 4 m tập trung ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Hưng Hoà. Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm phường Tân Tạo và phường An Lạc.

Chuẩn bị những gì trước khi thành lập doanh nghiệp tại quận Bình Tân?

Thứ nhất: Xác định loại hình doanh nghiệp

Dựa trên số lượng thành viên góp vốn, mô hình tổ chức doanh nghiệp mong muốn, nhu cầu huy động vốn, phát triển doanh nghiệp, Quý vị có thể chọn một trong các loại hình doanh nghiệp sau đây:

– Doanh nghiệp tư nhân

– Công ty hợp danh

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

– Công ty cổ phần.

Mỗi loại hình doanh nghiệp trên có những ưu, nhược điểm nhất định. Để biết thêm chi tiết và đưa ra quyết định lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình, Quý vị có thể liên hệ hotline 0981.378.999 của Luật Hoàng Phi để được làm rõ.

Thứ hai: Chuẩn bị tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là nội dung bắt buộc phải có trong đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

1/ Loại hình doanh nghiệp;

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

2/ Tên riêng.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Quý vị cần lưu ý về các điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp theo Điều 38 Luật Doanh nghiệp.

Thứ ba: Về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tự do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm, tuy nhiên cần phải xác định đúng ngành nghề để ghi ngành nghề kinh doanh theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp. Theo đó:

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Thứ tư: Vốn của doanh nghiệp

Vốn doanh nghiệp không thấp hơn mức vốn tối thiểu pháp luật quy định với ngành nghề tương ứng. Trường hợp pháp luật không có quy định, những người thành lập doanh nghiệp quyết định số vốn của mình dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính. Về tài sản góp vốn, thủ tục góp vốn cũng phải tuân thủ những quy định tương ứng.

Thứ năm: Địa điểm trụ sở của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Địa điểm sử dụng làm trụ sở chính của doanh nghiệp không chỉ cần rõ ràng về địa chỉ mà còn phải phù hợp với quy định của đất đai, nhà ở. Không sử dụng nhà chung cư mục đích để ở làm địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp.

Các bước thành lập doanh nghiệp tại quận Bình Tân, Hồ Chí Minh

Quý vị tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện thành lập doanh nghiệp tại quận Bình Tân, Hồ Chí Minh.

Trường hợp tự mình làm thủ tục, Quý vị thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu quy định pháp luật về doanh nghiệp và xác định nhu cầu thành lập doanh nghiệp về loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, ngành nghề doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp và trụ sở chính của doanh nghiệp.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Tùy vào loại hình doanh nghiệp cụ thể, Quý vị chuẩn bị hồ có những giấy tờ, tài liệu nhất định.

Ví dụ:

– Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, Quý vị lưu ý hồ sơ gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  5. a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  6. b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  1. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

– Để thành lập công ty cổ phần, Quý vị lưu ý hồ sơ gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  5. a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  6. b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  1. c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền

– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.

– Phương thức nộp hồ sơ: qua Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Quý vị cần đăng ký tài khoản để kê khai nộp hồ sơ và thực hiện theo các hướng dẫn để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu cần thiết, nộp hồ sơ bản giấy để đối chiếu sự phù hợp nếu hồ sơ hợp lệ theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật, thời gian giải quyết hồ sơ là 3 ngày làm việc, thực tế do nhiều yếu tố, thời gian từ lúc nộp hồ sơ cho đến khi có kết quả có thể lâu hơn (khoảng 5-7 ngày).

Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục còn lại để đưa công ty đi vào hoạt động

Quý vị cần lưu ý thực hiện các thủ tục để giúp doanh nghiệp hoạt động thực tế sau đây:

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;

2/ Làm dấu doanh nghiệp;

3/ Treo biển hiệu, bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở công ty

4/ Đăng ký chữ ký điện tử

5/ Mở tài khoản ngân hàng

6/ Khai thuế ban đầu

7/ Kê khai và nộp lệ phí môn bài

8/ Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

9/ Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử

10/ Hoàn thiện góp vốn trong trường hợp chưa góp đủ số vốn đã cam kết hoặc điều chỉnh mức vốn cho phù hợp nếu không góp đủ trong thời hạn luật định;

11/ Chuẩn bị và làm các thủ tục cần thiết đáp ứng các điều kiện kinh doanh với ngành nghề nhất định như xin giấy phép an toàn thực phẩm (với ngành sản xuất thực phẩm), công bố mỹ phẩm (với doanh nghiệp đưa mỹ phẩm ra thị trường lưu thông),…

Luật Hoàng Phi – địa chỉ thành lập doanh nghiệp hàng đầu hiện nay

Để tối đa hóa các lợi ích cho Khách hàng, khi cung cấp dịch vụ, chúng tôi chú trọng xây dựng quy trình dịch vụ trọn gói, nhiều gói dịch vụ, đồng thời cân đối chi phí hợp lý, từ đó, giúp Quý vị tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí và đem lại kết quả cao về đăng ký doanh nghiệp.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho khách hàng từ A-Z với các nội dung như:

– Tư vấn toàn bộ các nội dung cần thiết trước khi thành lập doanh nghiệp và giải đáp các thắc mắc có liên quan của Khách hàng;

– Hướng dẫn cung cấp thông tin cần thiết và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc soạn hồ sơ;

– Soạn hồ sơ đầy đủ, chính xác;

– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và giải quyết các vướng mắc ((nếu có) trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước;

– Nhận và bàn giao kết quả tới Khách hàng theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

– Hỗ trợ giải đáp, xử lý các vướng mắc có liên quan sau thành lập doanh nghiệp (nếu có).

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ và được báo phí, Quý vị hãy liên hệ ngay tới hotline 0981.378.999. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Hồ Chí Minh

 ->>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Hà Nội

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!