Thành lập công ty tại thị xã Tân Uyên
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư.
Hiện nay, Tân Uyên đang có những bước chuyển mình cực kỳ mạnh mẽ về kinh tế – xã hội. Thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đây đầu tư kinh doanh. Trong đó, thành lập công ty là hình thức đầu tư được các tổ chức, cá nhân lựa chọn nhiều nhất. Vậy thành lập công ty tại thị xã Tân Uyên được thực hiện như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.
Thông tin khái quát về thị xã Tân Uyên
Theo Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Tân Uyên được tách thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Từ đó, thị xã Tân Uyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014.
Thị xã Tân Uyên có diện tích 19.175,72ha, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương với 12 xã – phường. Trong đó, gồm có 06 phường: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Thanh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình và 06 xã: Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thanh Hội, Bặc Đằng.
Thị xã Tân Uyên nối liền với các huyện, thị xã, thành phố đang phát triển của tỉnh Bình Dương như Thuận An, Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo; tiếp giáp với huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Hiện nay, thị xã Tân Uyên nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương và của các nhà đầu tư. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp được mở rộng đã giúp thị xã Tân Uyên chứng minh được sức hút của mình. Tương lai không xa đây sẽ là một khu vực cực kỳ phát triển.
Với những tiềm năng, triển vọng vốn có, tin chắc rằng việc thành lập công ty tại thị xã Tân Uyên sẽ đam lại nhiều nguồn lợi cho nhà đầu tư.
Ai có quyền thành lập công ty tại thị xã Tân Uyên?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
(i) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình được hiểu là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh vào một trong các mục đích sau đây: (1) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại mục (ii) và mục (iii) dưới đây; (2) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; (3)Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
(ii) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
(iii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
(iv) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
(v) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
(vi) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
(vii) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty tại thị xã Tân Uyên
Dưới góc độ pháp lý, thành lập công ty là một thủ tục pháp lý được tiến hành tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập tư cách pháp lý, xác lập tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý và giám sát của Nhà nước.
Theo đó, các thủ tục cần thực hiện để công ty có thể đi vào hoạt động chính thức bao gồm: (i) Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài); (ii) Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và (iii) Xin giấy phép kinh doanh (áp dụng đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).
Cụ thể, trình tự, thủ tục thành lập công ty tại thị xã Tân Uyên sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Căn cứ Luật Đầu tư 2020 và Luật doanh nghiệp 2020, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế (thành lập công ty) tại Việt Nam sẽ phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
Trình tự, thủ tục xin cấp IRC thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương IV Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương IV Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Thời hạn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị 01 hồ sơ và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập (i) doanh nghiệp tư nhân; (ii) công ty hợp danh; (iii) công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; và (iv) công ty TNHH một thành viên được quy định lần lượt tại các Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, nhà đầu tư đăng ký thành lập công ty tại thị xã Tân Uyên nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương. Việc nộp hồ sơ được thực hiện theo hình thức trực tuyến thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Truy cập tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về kết quả hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của nhà đầu tư. Nếu hồ sơ được chấp thuận, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hộp hồ sơ chưa hợp lệ thì nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh
Ngoài Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong một số trường hợp nhất định doanh nghiệp sẽ còn phải xin cấp Giấy phép kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải xin cấp Giấy phép kinh doanh khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật quy định phải có Giấy phép kinh doanh.
Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông sẽ phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Hay kinh doanh bán lẻ rượu phải có giấy phép bán lẻ rượu được cấp bởi Cơ quan nhà nước có thẩm.
Trên đây là nội dung bài viết “Thành lập công ty tại thị xã Tân Uyên” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại Bình Dương