Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Thành lập công ty tại quận Hải An

Thành lập công ty tại quận Hải An

Người đăng ký thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty chuẩn bị hồ sơ đầy đủ.

Trong những năm gần đây, quận Hải An thuộc Thành phố Hải Phòng là một trong những địa điểm thu hút các nhà đầu tư thành lập công ty tại nơi đây bởi những điều kiện thuận lợi về kinh tế – xã hội. Để Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về những vấn đề cần thiết và bổ ích liên quan đến “Thành lập công ty tại quận Hải An”, Chúng tôi xin cung cấp đến Quý bạn đọc bài viết dưới đây:

Điều kiện thành lập công ty

*Điều kiện về kinh tế:

Muốn thành lập công ty, chủ thể thành lập công ty phải chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết để công ty ra đời, như nhà xưởng, kho bãi, máy móc, thiết bị,…Công việc này do các nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở góp vốn đầu tư ở dạng tiền mặt, hiện vật hay tài sản khác. Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và khả năng tài chính của nhà đầu tư , vốn đầu tư thành lập ở mỗi công ty có sự khác nhau.

Pháp luật không quy định về quy mô vốn đầu tư thành lập công ty mà sẽ do các nhà đầu tư tự quyết. Chỉ trong một số ngành, nghề nhất định xét thấy cần kiểm soát điều kiện vật chất tối thiểu cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, nhà nước có quy định về mức vốn tối thiểu cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn này được gọi là mức vốn pháp định, theo đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải đảm bảo từ mức vốn pháp định trở lên. Một số ngành, nghề cần đáp ứng yêu cầu về mức vốn pháp định như: Chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng,…

*Điều kiện pháp lý:

Điều kiện pháp lý bao gồm những điều kiện do pháp luật quy định mà chủ thể thành lập công ty cần đáp ứng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích quản lý nhà nước ở mỗi thời điểm, các điều kiện thành lập doanh nghiệp được kiểm soát theo chế độ tiền kiểm và hậu kiểm.

Thứ nhất, các điều kiện thuộc diện “tiền kiểm”

+ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:

Doanh nghiệp chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh. Hiện tại, pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây: Các chất ma túy; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; kinh doanh pháo nổ,…

+ Điều kiện về tên công ty:

Tên công ty phải đặt đúng quy định và không gây trùng hay gây nhầm lẫn là điều kiện cần thiết và bắt buộc. Các quy định buộc thực hiện khi đặt tên doanh nghiệp nhằm mục tiêu dễ nhận biết sơ bộ về loại hình và đặc tính của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải hiển thị rõ loại hình doanh nghiệp (ví dụ: CTCP, công ty TNHH…). Bộ phận tên riêng của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sau khi thành lập.

+ Điều kiện về hồ sơ và lệ phí:

Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ các giấy tờ theo quy định và các giấy tờ được khai đúng và đầy đủ. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp được thành lập, chủ thể thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền cần chuẩn bị bộ hồ sơ với các loại giấy tờ khác nhau.

Thứ hai, điều kiện cần tuân thủ theo chế độ “hậu kiểm”

+ Điều kiện về quyền thành lập doanh nghiệp của chủ thể đầu tư vốn:

Chủ thể đầu tư vốn phải là tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thành lập bởi tổ chức, cá nhân bị cấm thành lập doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi bị phát hiện trong quá trình hậu kiểm. Trong trường hợp cần kiểm tra về nhân thân người đăng ký thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu người đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Điều kiện về vốn pháp định:

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định đối với một số ngành, nghề kinh doanh nhất định. Đối với ngành, nghề yêu cầu về vốn pháp định, nhà đầu tư phải đảm bảo mức vốn này từ khi thành lập và phải duy trì trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty?

*Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Bản sao các giấy tờ pháp lý theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 01/2021 NĐ – CP về Đăng ký kinh doanh.

*Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

+ Bản sao các giấy tờ pháp lý theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 01/2021 NĐ – CP về Đăng ký kinh doanh.

*Hồ sơ thành lập công ty hợp danh bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Điều lệ công ty.

+ Danh sách thành viên.

+  Bản sao các giấy tờ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 01/2021 NĐ – CP về Đăng ký kinh doanh.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty tại quận Hải An

+ Bước 1: Người đăng ký thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như liệt kê ở phần trên.

+ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Website: dangkykinhdoanh.gov.vn.

Sau khi nộp hồ sơ sẽ nhận được một giấy biên nhận gửi về từ phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hải Phòng qua mạng thông tin điện tử.

+ Bước 3: Sau 03 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ người đăng ký thành lập công ty hoặc người được ủy quyền đăng ký thành lập công ty sẽ nhận được mail từ phòng đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, mail được gửi đến là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện, mail được gửi đến là thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Bước 4: Người đăng ký thành lập công ty hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty sẽ lên Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hải Phòng nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo thời gian ghi trong giấy biên nhận.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề “Thành lập công ty tại quận Hải An”. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

->>>> Tham khảo thêm: Thành lập công ty tại hải phòng

CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!