Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép lao động, doanh nghiệp cho thuê lại có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên trên thực tế có một số doanh nghiệp vì những lý do nào đó hoặc vi phạm mà bị thu hồi thu hồi giấy phép hoạt động. Vậy Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về vấn đề này nhằm giúp quý khách hàng nắm rõ thông qua bài viết Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
Trước khi tìm hiểu về giấy phép cho thuê lại lao động là gì chúng tôi sẽ giới thiệu về hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp.
Căn cứ theo điều 52 Bộ luật lao động 2019 cho thuê lại lao động được hiểu là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Như đã giới thiệu ở phần đầu cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện do đó doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này cần phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động, mà để được cấp giấy phép doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định.
Giấy phép cho thuê lại lao động được hiểu là loại giấy phép do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cấp cho doanh nghiệp hoạt động ngành nghề cho thuê lại lao động khi doanh nghiệp đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định.
Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
– Căn cứ theo điều 28 nghị định 145/2020 Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
+ Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại;
+ Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
+ Không bảo đảm một trong các điều kiện đối với người đại diện theo pháp luật hoặc ký quỹ thấp hơn 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
+ Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
+ Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo nghị định 145/2020
+ Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.
Đối với doanh nghiệp chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại; hoặc Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản
– Hồ sơ thực hiện gồm:
+ Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020
+ Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại đối với trường hợp giấy phép bị mất;
+ Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020
+ Bản sao hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực đến thời điểm đề nghị thu hồi giấy phép.
– Trình tự, thủ tục thu hồi như sau:
+ Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra, rà soát các hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực của doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp cho thuê lại giải quyết chế độ cho người lao động theo Điều 29 Nghị định 145/2020 và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép.
– Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với những trường hợp còn lại:
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép;
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép lao động, doanh nghiệp cho thuê lại có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo điều Điều 29 Nghị định Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép Nghị định 145/2020, trách nhiệm của doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép như sau:
+ Thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện
+ Giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động
+ Đăng công khai nội dung chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên ít nhất một báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Lưu ý thời hạn thực hiện các trách nhiệm trên của doanh nghiệp là: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Trường hợp nào bị thu hồi giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp quý vị nắm rõ nội dung này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.
->>>>> Tham khảo thêm: Thủ tục xin giấy phép lao động
->>>>> Tham khảo thêm: Lý lịch tư pháp
->>>>> Tham khảo thêm: Giấy phép tư vấn du học