Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Một lý do cho vấn đề Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể? chính là việc xử phạt vi phạm khi không đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Trong quá trình tìm hiểu về thành lập hộ kinh doanh, Quý vị đặt ra rất nhiều câu hỏi như: Hộ kinh doanh cá thể là gì? Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể? Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể như thế nào?…
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ phần nào giải đáp cho Quý vị những băn khoăn, vướng mắc trên. Mời Quý vị theo dõi nội dung dưới đây:
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Đây là giải thích về hộ kinh doanh tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp.
Những trường hợp khi sản xuất, kinh doanh sau đây không phải đăng ký hộ kinh doanh:
– Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
– Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Trừ trường hợp không phải đăng ký hộ kinh doanh như trên đây đã đề cập, theo quy định pháp luật Việt Nam, cá nhân, tổ chức phải đăng ký kinh doanh theo các mô hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã.
So với các loại hình tổ chức kinh tế khác như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có một số ưu điểm như:
– Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
– Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán
– Đặc biệt, không còn quy về giới hạn số lao động như Nghị định số 78/2015/NĐ-CP trước đây.
Với những ưu điểm trên, hộ kinh doanh thích hợp cho nhiều đối tượng khi khởi nghiệp, sản xuất, kinh doanh. Do đó, quy mô và số lượng hộ kinh doanh liên tục tăng nhanh và có những đóng góp hết sức quan trọng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm qua. Tại Việt Nam hiện nay, có hơn 5 triệu hộ kinh doanh với 9 triệu lao động, chiếm tới 16,5% tổng số lao động của cả nước. Hộ kinh doanh tính cả phi nông nghiệp và nông nghiệp đóng góp gần 30% GDP của Việt Nam.
Một lý do nữa cho vấn đề Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể? chính là việc xử phạt vi phạm khi không đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật.
Cụ thể, Điều 62 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư có quy định:
“ 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
- b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
- c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
- d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
[…] 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
- b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên, không đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký, cá nhân bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời bị buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Như vậy, ngay cả khi bị xử phạt hành chính, Quý vị vẫn phải làm thủ tục đăng ký. Vậy thì tại sao không thực hiện thủ tục này đúng quy định pháp luật để tránh bị xử phạt theo chế tài trên?
Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể
Qua nội dung trên đây, chắc hẳn Quý vị đã có câu trả lời cho vấn đề Tại sao phải thành lập hộ kinh doanh cá thể? Chúng tôi xin chia sẻ về Quy trình thành lập hộ kinh doanh cá thể để hỗ trợ Quý vị trong việc thực hiện thủ tục. Quy trình thực hiện với các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh.
Hồ sơ gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở của hộ kinh doanh
Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tài chính – Kế hoạch tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết, Quý độc giả vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác, trân trọng!
->>>>>> Tham khảo thêm: Thay đổi người đại diện theo pháp luật
->>>>>> Tham khảo thêm: Thay đổi ngành nghề kinh doanh