Đăng ký thương hiệu tỏi đen như thế nào ?
Đăng ký nhãn hiệu tỏi đen là việc các cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Tỏi đen là một sản phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Chính vì thế, nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn kinh doanh tỏi đen và có mong muốn sở hữu một thương hiệu tỏi đen. Tuy nhiên, nhiều người đối với những quy định về đăng ký thương hiệu còn hạn chế. Vậy hãy cùng theo dõi qua bài viết Đăng ký thương hiệu tỏi đen dưới đây để tìm rõ hơn.
Đăng ký thương hiệu tỏi đen là gì?
Đăng ký thương hiệu là thuật ngữ được sử dụng phổ biến tuy nhiên đây lại không phải thuật ngữ pháp lý chính xác. Trong ngôn ngữ pháp lý, sử dụng thuật ngữ “đăng ký nhãn hiệu”.
Vì vậy, ta hiểu đăng ký thương hiệu tỏi đen là đăng ký nhãn hiệu tỏi đen. Đây là việc các cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ thương hiệu tỏi đen
Chắc hẳn, khá nhiều người sẽ thắc mắc và đặt ra câu hỏi: Tại sao phải đăng ký thương hiệu tỏi đen? Đăng ký thương hiệu tỏi đen có tác dụng gì?
Để giải đáp những thắc mắc này, bài viết đưa ra một số lý do cũng như lợi ích khi đăng ký bảo thương hiệu gồm:
+ Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu của mình với bên khác;
+ Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
+ Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;
+ Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết, phân biệt được với dịch vụ mang thương hiệu của người khác;
+ Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;…
Quy trình đăng ký thương hiệu tỏi đen
Dưới đây là quy trình khi đăng ký thương hiệu mà bạn đọc có thể tham khảo:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Đây là bước không bắt buộc trong quy trình đăng ký thương hiệu, nhưng lại là bước quan trọng nếu bạn không muốn vướng phải các vấn đề về trùng nhãn hiệu hoặc gây nhầm lẫn khiến đơn đăng ký của mình bị trả lại.
Thực hiện tra cứu nhãn hiệu sơ bộ trên trang web http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php hoặc tra cứu chuyên sâu với sự trợ giúp của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 2: Chuẩn bị đơn đăng ký thương hiệu
Đơn đăng ký thương hiệu gồm các tài liệu cơ bản sau:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN.
Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có;
Nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập;
Phần Danh mục các hàng hoá/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice 11/2022)
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo
Mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.
Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Tài liệu khác nếu có:
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Bước 3: Nộp đơn đăng ký
Người nộp đơn nộp đơn theo một trong 03 hình thức: Nộp trực tiếp; Nộp qua bưu điện; Nộp đơn trực tuyến.
Địa chỉ tiếp nhận đơn:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Lưu ý: Lệ phí nộp đơn là 150.000 VNĐ.
Bước 4: Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận và xử lý đơn theo các giai đoạn luật định
+ Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
+ Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp là 02 tháng sau thời điểm có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
+ Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Thời gian thẩm định nội dung là 09 tháng kể sau thời điểm công bố đơn.
Lưu ý:
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
Bước 5: Người nộp đơn nộp phí, lệ phí
Sau khi nhận thông báo dự định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tỏi đen, người nộp đơn tiến hành nộp các chi phí như:
– Phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000VNĐ.
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000 VNĐ.
– Phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 120.000VNĐ.
Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được gia hạn thời hạn bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Vì thế, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mẫu Đơn đăng ký thương hiệu tỏi đen
Theo quy định, đơn đăng ký thương hiệu sẽ được soạn theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN.
Các bạn có thể tải mẫu đơn đăng ký thương hiệu tại đây.
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ giấy chứng nhận cũng không nên chủ quan mà hãy tuân thủ theo các quy định của pháp luật để tránh trường hợp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bị chấm dứt. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
“Văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- a) Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
- b) Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp;
- c) Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
- d) Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
đ) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- e) Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
- g) Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.”
Trên đây là các nội dung liên quan đến Đăng ký thương hiệu tỏi đen. Hy vọng các thông tin này hữu ích và giúp bạn giải đáp thắc mắc.
->>> Tham khảo thêm : Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
->>> Tham khảo thêm : Đăng ký sáng chế