Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Cho Sắt Thép
Đăng ký thương hiệu là thủ tục rất cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chính doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký thương hiệu hay nhãn hiệu, logo không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng. Việc đăng ký được chủ thể sở hữu thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật. Trong nội dung bài viết này, độc giả
Đăng ký thương hiệu là thủ tục rất cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chính doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký thương hiệu hay nhãn hiệu, logo không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng. Việc đăng ký được chủ thể sở hữu thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật. Trong nội dung bài viết này, độc giả hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu về đăng ký thương hiệu cho sắt thép.
Phân loại các sản phẩm sắt thép
Một trong những khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu của cá nhân/ tổ chức chính là việc lập bảng phân loại hàng hóa/ dịch vụ.
Đối với các sản phẩm từ sắt thép, theo bảng phân loại Ni-xơ phiên bản 9 sẽ được xếp vào nhóm thứ 6. Nhóm này chủ yếu là các kim loại thường chưa được gia công và bán thành phẩm, các sản phẩm đơn giản được làm từ các kim loại này. Cá nhân/ tổ chức thực hiện đăng ký thương hiệu lưu ý, nhóm này không bao gồm một số sản phẩm được phân loại trong nhóm 1 và nhóm 2.
Trên đây là sự phân loại cho các sản phẩm sắt thép, nếu cá nhân/ tổ chức có những khó khăn khi phân loại sản phẩm, dịch vụ thì có thể tham khảo bảng danh mục các nhóm hàng hóa dịch vụ phiên bản 9 theo Thỏa ước Ni-xơ.
Thủ tục đăng ký thương hiệu cho sắt thép
Cá nhân/ tổ chức muốn thực hiện đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm sắt thép cần phải có một bản thiết kế thương hiệu hoàn chỉnh và thực hiện đăng ký theo thủ tục như sau:
Một là, chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký theo quy định hiện hành, bao gồm:
– Mẫu thương hiệu (nhãn hiệu) đã thiết kế;
– Tờ khai đăng ký thương hiệu mẫu mới nhất có chữ ký và con dấu doanh nghiệp;
– Bản mô tả thương hiệu chi tiết kèm theo danh mục hàng hóa, dịch vụ được phân loại dựa trên quy định.
– Hóa đơn do cơ quan nhà nước cấp khi đã thực hiện nộp lệ phí.
– Một số tài liệu liên quan khác tùy theo trường hợp cụ thể.
Hai là, nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ – cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Hồ sơ đăng ký thương hiệu trên cả nước được nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ ở một trong 03 trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh bằng các phương thức được quy định.
Ba là, theo dõi quá trình xét duyệt đơn của Cục Sở hữu trí tuệ
Quá trình xét duyệt đơn đăng ký thương hiệu cho sắt thép gồm:
– Tiếp nhận đơn, thẩm định hình thức đơn đăng ký;
– Chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ và đăng tải lên trang công báo sở hữu công nghiệp;
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký;
– Thông báo và yêu cầu nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.
Quá trình xét duyệt trên thực tế thường sẽ kéo dài 02 năm, trong suốt quá trình đó, chủ thể đăng ký cần phải theo dõi thường xuyên, liên tục cập nhật để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh của hồ sơ.
Bốn là, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo kết quả đăng ký thương hiệu:
– Thông báo về việc cấp văn bằng bảo hộ nếu hồ sơ đáp ứng các điều kiện bảo hộ và nộp đúng, đủ lệ phí;
– Từ chối bảo hộ và có văn bản trả lời nêu rõ lý do cho chủ thể đăng ký.
Dịch vụ đăng ký thương hiệu cho sắt thép uy tín tại Luật Hoàng Phi
Thời gian đăng ký thương hiệu là rất lâu do nhiều yếu tố trong đó có việc chủ thể đăng ký không nắm rõ các quy định và quy trình của thủ tục. Vì thế, nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu với thủ tục đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Dịch vụ Luật Hoàng Phi mang đến cam kết:
– Thực hiện tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng;
– Hỗ trợ cả quá trình đăng ký, thời gian làm hồ sơ nhanh chóng, chính xác;
– Thông tin minh bạch, công khai, chi phí hợp lý.
Mọi thắc mắc về đăng ký thương hiệu cho sắt thép nói riêng và dịch vụ sở hữu trí tuệ của Luật Hoàng Phi nói chung, Quý khách hàng vui lòng liên hệ địa chỉ email: lienhe@luathoangphi.vn.
Tham khảo thêm các dịch vụ pháp lý khác :