Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ thành lập Công ty » Phần vốn góp thành lập công ty là loại hình doanh nghiệp nào ?

Phần vốn góp thành lập công ty là loại hình doanh nghiệp nào ?

Khi thành lập công ty vấn đề được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất có lẽ là vốn góp hay vốn điều lệ của công ty.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích nội dung liên quan tới vấn đề: Phần vốn góp của các thành viên phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ty là loại hình doanh nghiệp nào?
Khái niệm doanh nghiệp và

Khi thành lập công ty vấn đề được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất có lẽ là vốn góp hay vốn điều lệ của công ty.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích nội dung liên quan tới vấn đề: Phần vốn góp của các thành viên phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ty là loại hình doanh nghiệp nào?

Khái niệm doanh nghiệp và góp vốn:

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của côcng ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốnd diều lệ của doanh ngheiejp đã được thành lập.

Phần vốn góp của các thành viên phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ty là loại hình doanh nghiệp nào?

Thời gian góp vốn của các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định của pháp luật là bao lâu theo quy định của pháp luật, cụt hể như sau:

– Công ty TNHH một thành viên.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp năm 2019:

Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực heiejn thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phâng vốn góp đã cam kết.

– Công ty cổ phần:

Căn cứ theo khoản 1 – Điều 113 – Luật Doanh nghiệp năm 2019, cụ thể:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ pahanf quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 47 – Luật Doanh nghiệp năm 2019, cụ thể:

Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

– Doanh nghiệp tư nhân:

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 189 – Luật Doanh nghiệp năm 2019, cụ thể:

+ Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ vốn bằng đồng Việt Nam, ngoại lệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác cfn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

+ Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Do đó, đối với câu hỏi: Phần vốn góp của các thành viên phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ty là loại hình doanh nghiệp nào? Từ những phân tích như đã nêu ở trên hiện nay không có loại hình doanh nghiệp nào mà chủ doanh nghiệp hay các nhà đầu tư phải đóng đủ ngay từ đầu khi thành lập công ty, quy định của pháp luật luôn cho các chủ thể một khoảng thời gian nhất định 30 ngày, 90 ngày…

Ưu, nhược điểm của một số mô hình doanh nghiệp hiện nay:

Thứ nhất: Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

– Ưu điểm:

Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

– Nhược điểm:

Không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp.

Thứ hai: Công ty hợp danh.

Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiêm về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhan danh công ty. Những ưu điểm, nhược điểm của Công ty hợp danh.

– Ưu điểm:

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

– Nhược điểm:

Hạn chế là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp nên có nhiều hạn chế đối với thành viên góp vốn.

Như vậy, phần vốn góp của các thành viên phải được đóng đủ ngay từ khi thành lập công ty là loại hình doanh nghiệp nào? Đã được chúng tôi trả lời một cách chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã nêu lên ưu nhược điểm của một số mô hình kinh doanh hiện nay.

->>> Tham khảo thêm: Thay đổi đăng ký kinh doanh

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!