Giới thiệu Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội
Một trong những nội dung cơ bản khi Tìm hiểu phòng đănPg ký kinh doanh Hà Nội là tìm hiểu quy định về chức năng, nhiệm vụ của Phòng đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký bất kỳ một giấy tờ nào liên quan đên hoạt động kinh doanh của công ty thì đều cần phải thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Phòng đăng ký kinh doanh chính là cơ quan tiếp nhận và giải quyết hầu hết tất cả các giấy tờ, thủ tục liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.
Vậy để thực hiện các thủ tục đó thì các doanh nghiệp sẽ cần đến phòng đăng ký kinh doanh tại địa chỉ nào, quá trình làm việc ra sao? Bài viết dưới đây sẽ Giới thiệu Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội để bạn đọc cũng như các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thực hiện các công việc liên quan đến kinh doanh, doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc thực hiện các thủ tục tại Phòng đăng ký kinh doanh.
Chức năng, nhiệm vụ phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội?
Một trong những nội dung cơ bản khi Giới thiệu Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội là tìm hiểu quy định về chức năng, nhiệm vụ của Phòng đăng ký kinh doanh.
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng đăng ký kiinh doanh được pháp luật quy đĩnh rõ rang, chi tiết. Cụ thể là tại điều 14, Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định về chức năng và nhiệm vụ của phòng Đăng ký kinh doanh. Theo đó, phòng đăng ký kinh doanh có những chức năng và nhiêm vụ sau:
“ 1. Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng kýdoanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy bannhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp.
5. Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
6. Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Nghị định này.
7. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định này.
8. Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật”.
Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội ở đâu?
Khi cần đến phòng đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ, doanh nghiệp nhất định phải nắm được địa chỉ của Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội ở đâu. Hiện nay, Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội có địa chỉ tại tầng 3, Tòa nhà B10A, Khu Đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Để đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký các loại giấy tờ khác liên quan đến kinh doanh của công ty thì doanh nghiệp có thể đăng ký thông qua các cách thức sau:
– Đến Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội để trực tiếp nộp hồ sơ. Đây là cách truyền thống mà trước đây các doanh nghiệp đều thực hiện. Tuy nhiên, cách này tốn khá nhiều thời gian cho người nộp hồ sơ
– Đăng ký online thông qua Trang thông tin đăng ký kinh doanh, địa chỉ website tại dangkyquamang.dkkd.gov.vn. Cách này được các hầu hết các doanh nghiệp hiện nay áp dụng vì nó tiết kiệm được thời gian và không phải mất công cho việc đi lại. Tuy nhiên để đăng ký bằng cách thức này thì doanh nghiệp cần có tài khoản Đăng ký kinh doanh và tất cả các tài liệu, hồ sơ đều phải chuyển qua file điện tử. Ngoài ra, khi nộp qua mạng, sau khi có thông báo hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp vẫn phải đến Phòng đăng ký kinh doanh để nộp bản cứng để đảm bảo rằng những hồ sơ đã cung cấp la có thật và hợp pháp.
– Ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ. Ngoài việc trực tiếp đại diện của công ty đến Phòng đăng ký kinh doanh đến nộp hồ sơ thì doanh nghiệp cũng có thể ủy quyền cho một cá nhân khác đến nộp hồ sơ và thay mặt cho doanh nghiệp làm việc với Phòng đăng ký kinh doanh như cung cấp them hồ sơ nếu có yêu cầu, nhận kết quả hồ sơ,… Lưu ý là trong trường hợp này cần có Văn bản ủy quyền của Doanh nghiệp cho người được ủy quyền.
– Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng có thể thuê một tổ chức ngoài để thực hiện các hồ sơ, thủ tục và làm việc với Phòng đăng ký kinh doanh như thuê Công ty Luật, Văn phòng luật sư,… Trường hợp này cũng cần có Văn Bản ủy quyền do Doanh nghiệp ủy quyền cho Tổ chức được thuê.
Thời gian làm việc của phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội?
Thời gian làm việc của Phòng đăng ký kinh doanh bắt đầu từ 7h30 sáng đến 11h 30 (buổi sáng) và từ 13h – 17h (buổi chiều). Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội làm việc từ thứ hai đến thứ sáu.
Thủ tục hành chính được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội
Thủ tục hành chính được thực hiên tại phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội được thực hiện nhu sau:
– Tiếp nhận và giải quyết những hồ sơ liên quan đên hoạt động đăng ký doanh nghiệp;
– Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
– Thay đổi về thông tin đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh,…
Với những nội dung Luật sư Doanh nghiệp cung cấp, mong rằng đã đem đến những thông tin bổ ích cho Quý vị khi Tìm hiểu Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội. Trường hợp cần hỗ trợ thêm về pháp luật doanh nghiệp, Quý vị có thể liên hệ tới chúng tôi theo hotline 0981.378.999 để được tư vấn nhanh chóng.
>>>> Tham khảo: Thành lập Công ty TNHH