Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ sở hữu trí tuệ » Đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng như thế nào?

Thẩm định nội dung đơn: Thời gian này Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Sau thời gian 09 tháng, nếu đáp ứng được đủ các điều kiện sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí nếu các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu về quy trình dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng.

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Quy trình dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng

Bên cạnh việc cá nhân, tổ chức tự thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu thì họ có thể sử dụng dịch vụ của các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp. Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Thiết kế, lựa chọn nhãn hiệu đăng ký

Mẫu nhãn hiệu như thế nào là yếu tố chính quyết định việc nhãn hiệu có được bảo hộ hay không? Việc lên ý tưởng và thiết kế nhãn hiệu phải đảm bảo các tiêu chuẩn mà luật đưa ra.

Bước 2: Lựa chọn đơn vị uy tín

Các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, giải quyết các vấn đề trong thời gian thẩm định cho khách hàng. Khi quyết định sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn một đơn vị tư vấn là rất quan trọng bởi không phải công ty, văn phòng luật nào cũng là tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Quý vị có thể chọn đơn vị làm dịch vụ qua các tiêu chí sau:

– Đơn vị sở hữu trí tuệ phải có địa chỉ rõ ràng, có cách thức liên hệ khả dụng;

– Phải là đơn vị đã đăng ký kinh doanh và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp phép hoạt động trong lĩnh vực này;

– Có luật sư, chuyên viên tư vấn rõ ràng các quy định của pháp luật;

– Được nhiều người biết đến.

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

Tổ chức đại diện sẽ thực hiện tra cứu nhãn hiệu cho khách hàng nhằm mục đích:

– Xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu với các nhãn hiệu đã đăng ký tại cơ quan nhà nước;

– Sau khi có kết quả tra cứu có thể cân nhắc có nên nộp hồ sơ hay không;

– Tra cứu nhãn hiệu là cách xác định, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu;

– Trường hợp nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ có phương án khác để có thể được bảo hộ;

 – Tra cứu nhãn hiệu sẽ tránh được việc thời gian cấp văn bằng bị kéo dài do nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện.

Tra cứu nhãn hiệu có 2 hình thức: tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu. Mặc dù không bắt buộc nhưng chúng tôi khuyến khích việc tra cứu chuyên sâu để có thể xác định khả năng được bảo hộ cao hơn.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần phải chuẩn bị:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu và mẫu nhãn hiệu;

– Giấy tờ của người chủ sở hữu nhãn hiệu;

– Chứng từ, hóa đơn nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu;

– Một số giấy tờ khác theo quy định (như: giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, tài liệu xác nhận được sử dụng các dấu hiệu đặc biệt…)

Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Sau khi hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, đơn vị đại diện sẽ thay khách hàng nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận. Bên cạnh đó, đơn vị đại diện sẽ thực hiện các thủ tục như nộp lệ phí, giải quyết các vấn đề phát sinh của hồ sơ, đảm bảo thời gian thẩm định không bị kéo dài.

Bước 6: Theo dõi tình trạng hồ sơ

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng sẽ trải qua các bước thẩm định sau:

– Thẩm định hình thức: Trong thời gian thẩm định hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét các điều kiện về hình thức, mẫu nhãn hiệu, quyền nộp đơn, nhóm sản phẩm dịch vụ…

 – Công bố đơn: Khi đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn trong thời hạn 02 tháng. Công bố đơn sẽ gồm các thông tin về đơn hợp lệ trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa.

– Thẩm định nội dung đơn: Thời gian này Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét các điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Sau thời gian 09 tháng, nếu đáp ứng được đủ các điều kiện sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bản hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp văn bằng.

Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Trong thời hạn từ 2 -3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí, chủ đơn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nước súc miệng, Quý khách hàng liên hệ tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi hotline: 0981.378.999

>>>> Tham khảo thêm: Đăng ký sở hữu trí tuệ

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!