Đăng Ký Nhãn Hiệu Nước Mắm
Trước đây việc đăng ký nhãn hiệu nước mắm không được quan tâm, tuy nhiên hiện nay khi thị trường ngày càng mở rộng các vụ việc kiện tụng về vi phạm nhãn hiệu liên quan đến nước mắm xảy ra thường xuyên thì ý thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho nước mắm mới được chú trọng.
Đã từ rất lâu nước mắm đã trở thành một gia vị không thể thiếu, thường xuyên được sử dụng trong các bữa ăn của gia đình Việt. Chính vì vậy để giữ chân người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, nhất là việc cạnh tranh giữa các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt, thì cũng giống như bất cứ sản phẩm khác trên thị trường hiện nay, việc các nhà sản xuất nước mắm tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước mắm cho sản phẩm của mình là một bước đi thông minh để sản phẩm của nhà sản xuất khẳng định vị thế trên thị trường.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu nước mắm?
Hiện nay trên thị trường tồn tại tràn lan nhiều sản phẩm nước mắm, trong đó có cả những nhãn hiệu nước mắm nổi tiếng như Phú Quốc, Cát Hải, Nam Ngư… và cả những sản phẩm nước mắm giả, nhái các thương hiệu này. Dẫn đến việc người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn và lúc này việc đăng ký nhãn hiệu nước mắm mới thực sự phát huy tác dụng của nó khi được nhà nước đảm bảo quyền sở hữu, quyền độc quyền sử dụng mà bất cứ bên nào khi có hoạt động lợi dụng nhãn hiệu đã đăng ký để kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm.
Khi một nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ đồng nghĩa với thương hiệu của nó đã có một vị thế, uy tín trên thị trường, thị trường sẽ phát triển không chỉ trong mà còn cả ngoài nước và được người tiêu dùng tin tưởng, nhờ vậy lợi nhuận của chủ sở hữu nhãn hiệu theo đó phát triển không ngừng.
Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký nhãn hiệu nước mắm như thế nào?
Cũng tương tư như thủ tục đăng ký nhãn hiệu của các sản phẩm khác, quý khách hàng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những tài liệu sau đây:
–Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: Theo mẫu 04-NH Phụ lục A Cục Sở hữu trí tuệ:
– Mẫu thương hiệu đăng ký: 05 Mẫu (kích thước 8cm x 8cm);
– Chứng từ lệ phí cho việc đăng ký nhãn hiệu nước mắm;
– Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện tiến hành thủ tục đăng ký.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nước mắm được nộp ở đâu?
Sau khi hoàn thành hồ sơ đăng ký chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được ủy quyền đăng ký nhãn hiệu nước mắm nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ, cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật Hoàng Phi, không để khách hàng “cay đắng” mất đi nhãn hiệu
Công ty Luật Hoàng Phi tự hào là tổ chức hàng đầu được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Chúng tôi có đầy đủ tư cách pháp lý để tư vấn và đại diện cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước mắm tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi quý khách hàng sẽ được hỗ trợ:
– Tư vấn cho quý khách hàng những mẫu nhãn hiệu phù hợp, miễn phí tra cứu và đánh giá sơ bộ về khả năng đăng ký thành công đối với nhãn hiệu dự định đăng ký;
– Thiết kế nhãn hiệu nước mắm đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách hàng;
– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và đại diện khách hàng nộp hồ sơ lên Cục sở hữu trí tuệ;
– Hỗ trợ khách hàng sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu khi khách hàng có nhu cầu;
– Theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký và kịp thời thông báo đến khách hàng;
– Nhận kết quả và bàn giao trực tiếp cho quý khách hàng.
Quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Công Ty Luật Hoàng Phi sẽ được hoàn thiện và nộp hồ sơ trong thời gian sớm nhất để giành được quyền ưu tiên. Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi để được hỗ trợ.