Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ khác liên quan » Tư vấn Tổ chức lại Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp mới

Tư vấn Tổ chức lại Doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp mới

Tổ chức lại Doanh nghiệp là biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình, theo quy định của chủ đầu tư doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Thế nào là tổ chức lại doanh nghiệp?

– Khi đầu tư vốn kinh doanh, các nhà đầu tư có quyền lựa chọn quy mô và hình thức kinh doanh

– Trong quá trình kinh doanh, các chủ đầu tư lại có quyền mở rộng, thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng kinh doanh của họ ở từng giai đoạn kinh doanh khác nhau

– Tổ chức lại doanh nghiệp chưa được quy định trong Luật công ty năm 1990, vấn đề này được bổ sung trong luật doanh nghiệp năm 1999 và luật doanh nghiệp năm 2005, tiếp tục được ghi nhận trong Luật doanh nghiệp năm 2014 nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư.

– Tổ chức lại doanh nghiệp: là những biện pháp nhằm thay đổi quy mô hoặc loại hình, theo quyết định của chủ đầu tư doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp

– Tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: chia; tách; hợp nhất; sáp nhập và chuyển đổi loại hình

thu-tuc-giai-the-doanh-nghiep

2. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp

a. Chia doanh nghiệp

– Đối tượng áp dụng: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

– Các doanh nghiệp trên có thể được chia thành một số doanh nghiệp cùng loại

– Việc chia doanh nghiệp làm giảm quy mô nhưng làm tăng số lượng doanh nghiệp

– Hậu quả pháp lý: Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.

b. Tách doanh nghiệp

– Đối tượng áp dụng:Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần

– Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có( sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại( sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồng tại của công ty bị tách

– Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ, tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận khác.

c. Hợp nhất doanh nghiệp

– Đối tượng:Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

– Hai hoặc một số công ty cùng loại( sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới( sau đây là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất

– Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt sự tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị hợp nhất

ho-so-giai-the-doanh-nghiep

b. Sáp nhập doanh nghiệp

– Đối tượng: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

– Một hoặc một số công ty cùng loại( sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác( sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

– Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập

d. Chuyển đổi công ty

– Đối tượng:

+ Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại

+ Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên

+ Công ty TNHH một thành viên là tổ chức thành công ty TNHH một thành viên là cá nhân

+ Công ty CP hoặc công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên

– Hậu quả pháp lý: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toàn, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản của công ty được chuyển đổi

Luật sư Doanh nghiệp của Luật Hoàng Phi tư vấn và thực hiện dịch vụ tổ chức lại doanh nghiệp tại Hà Nội. Với các Luật sư uy tín, chuyên nghiệp, chúng tôi đảm bảo sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo với chi phí hợp lý nhất Hà Nội.

Trong trường hợp khách hàng cần chúng tôi tư vấn chi tiết hơn hoặc yêu cầu dịch vụ Tổ chức lại doanh nghiệp, khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Hoàng Phi qua số Hotline: 0981.378.999- 0961.589.688 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luathoangphi.vn

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!