Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ sở hữu trí tuệ » Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Toàn Cầu Như Thế Nào?

Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Toàn Cầu Như Thế Nào?

Đăng ký thương hiệu toàn cầu là việc cá nhân, tổ chức cần làm để phát triển thị trường kinh doanh ra tầm quốc tế.

Bạn có thắc mắc vì sao những thương hiệu lớn như Apple, Samsung hay Cocacola… lại được người tiêu dùng trên khắp thế giới biết đến?

Trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, khi kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thì bất ký cá nhân, tổ chức nào cũng muốn phát triển kinh doanh trong nước và quốc tế. Đăng ký thương hiệu toàn cầu là điểm mấu chốt trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhờ sự bảo hộ của pháp luật quốc tế.

Quy trình đăng ký thương hiệu toàn cầu

Đăng ký thương hiệu toàn cầu hiện nay là việc áp dụng hệ thống Madrid (Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid) để đăng ký thương hiệu quốc tế. Cách đăng ký như sau:

Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu thành công

Đây là khâu không bắt buộc tuy nhiên lại là bước không thể thiếu. Bởi vì có bước này, cá nhân tổ chức đăng ký có thể phòng ngừa được những rủi ro như: đã tồn tại một thương hiệu có dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự đã dược đăng ký dẫn đến việc việc kéo dài thời gian đăng ký thậm chí bị từ chối bảo hộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu quốc tế

Việc đăng ký thương hiệu toàn cầu tại Việt Nam được áp dụng khi quốc gia mà cá nhân, tổ chức muốn bảo hộ là thành viên của Thỏa ước Madird hoặc Nghị định thư Madrid.

Bước 3: Chuyển hồ sơ đăng ký tới WIPO

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ, Cục sẽ chuyển hồ sơ đến Văn phòng quốc tế. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng quốc tế sẽ thẩm định hồ sơ (việc thẩm định bao gồm: tư cách pháp lý của người nộp đơn, tính hợp lệ của các tài liệu, việc phân nhóm hàng hóa/ dịch vụ theo bảng phân loại Nice).

Kết thúc quá trình thẩm định, Văn phòng quốc tế chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký sẽ được chuyển tới cơ quan Sở hữu trí tuệ của quốc gia được chỉ định. Tại đây, đơn đăng ký sẽ được thẩm định nội dung một lần nữa và cấp văn bằng bảo hộ khi đáp ứng đủ điều kiện bảo hộ của quốc gia chỉ định.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu toàn cầu

+ Tờ khai đăng ký thương hiệu quốc tế;

+ Danh sách các quốc gia mà cá nhân, tổ chức muốn bảo hộ thương hiệu;

+ Mẫu nhãn hiệu và danh sách nhóm hàng hóa/ dịch vụ;

+ Giấy Chứng nhận đăng ký thương hiệu hợp pháp tại Việt Nam nếu đăng ký theo Thỏa ước Madrid;

+ Trường hợp ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì cần phải có giấy ủy quyền;

+ Một vài giấy tờ khác có liên quan.

Trên đây là toàn bộ quy trình kèm hồ sơ đăng ký thương hiệu quốc tế. Với thủ thủ tục này, những cá nhân, tổ chức chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có khả năng bị từ chối bảo hộ là rất lớn. Chính vì vậy, việc ủy quyền cho một bên đại diện sở hữu công nghiệp là rất cần thiết để tiết kiệm thời gian và công sức.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu quốc tế tại Luật Hoàng Phi

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt, chi phí phù hợp. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách hàng khi phát triển thương hiệu ra quốc tế.

Chuyên viên của Luật Hoàng Phi sẽ tiến hành các công việc sau khi đăng ký thương hiệu

– Tư vấn quy trình, thủ tục, hồ sơ, chi phí khi đăng ký thương hiệu toàn cầu;

– Ưu đãi về giá khi sử dụng trọn gói dịch vụ đăng ký thương hiệu;

– Hoàn thiện hồ sơ và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Theo sát quá trình đăng ký để kịp thời có sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi cần;

– Thay khách hàng nhận văn bằng bảo hộ sau đó trao lại khách hàng;

– Hỗ trợ khách hàng vấn đề sử dụng văn bằng, giải quyết các vấn đề xâm phạm khi cần.

Mọi thắc mắc về đăng ký thương hiệu toàn cầu quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline: 0981.378.999 – 0961.589.688

Xem thêm về :

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!