Hotline: 0981.393.686 - 0981.059.868

Email: lienhe@luathoangphi.vn

Chúng tôi trên mạng xã hội: 
Trang chủ » Dịch vụ sở hữu trí tuệ » Pháp luật quy định thế nào về nhãn hàng hóa ?

Pháp luật quy định thế nào về nhãn hàng hóa ?

Nhãn hàng hóa là một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy định của pháp luật liên quan đến nhãn hàng hóa để tuân thủ và tránh bị xử phạt.

Nhãn hàng hóa là một trong những công cụ chỉ dẫn và mang tính chất định hướng cho người tiêu dùng về việc nên hay không sử dụng sản phẩm gắn nhãn hàng hóa đó. Tuy nhiên, nếu các tổ chức, cá nhân không hiểu rõ quy định về nhãn hàng hóa có thể khiến cho các đơn vị này bị cơ quan nhà nước xử phạt hoặc việc ghi nhãn hàng hóa không đủ thông tin sẽ khiến người tiêu dùng không thực sự tin tưởng vào loại hàng hóa đó. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý khách hàng một số thông tin để Quý khách hàng tham khảo.

Khái niệm nhãn hàng hóa

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về khái niệm nhãn hàng hóa như sau: “Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa”.

Dich-vuSHTT

Phân loại nhãn hàng hóa

Nhãn hàng hóa bao gồm 02 loại: nhãn chính và nhãn phụ.

Nhãn chính được ghi trên các sản phẩm được sản xuất trong nước, được thể hiện bằng ngôn ngữ Tiếng Việt hoặc có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

Nhãn phụ thường được sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, là nội dung dịch nguyên ra Tiếng Việt từ các nội dung từ nhãn gốc của sản phẩm đó và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc hàng hóa xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.

Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa

Những nội dung sau đây bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa, nếu như doanh nghiệp không muốn bị xử phạt, cụ thể bao gồm:

– Tên hàng hóa;

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

– Xuất xứ hàng hóa;

– Các nội dung khác có liên quan tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa như: định lượng, thành phần; số lô sản xuất; hạn sử dụng của sản phẩm; thông tin cảnh báo…

Vị trí nhãn hàng hóa

– Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

–  Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Xử phạt vi phạm quy định về nhãn hàng hóa

Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân không tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan đến nhãn hàng hóa thì sẽ bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, theo đó mức phạt có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.

Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nhãn hàng hóa, Quý khách vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 6557 hoặc gửi yêu cầu vào email: doanhnghiep@luathoangphi.vn để được hỗ trợ chi tiết. Chúng tôi rất hân hạnh được cung cấp thông tin đến Quý khách hàng.

Tham khảo thêm dịch vụ :

Để lại tin nhắn cho chúng tôi!